-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Tìm hiểu về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?
Đặc trưng ở mỗi vùng miền có nhiều cách sử dụng từ ngữ khác nhau, từ đó dẫn tới việc hiểu nhầm ý nghĩa tạo nên nhiều phiền toái nhưng mang nhiều vui vẻ trong đó. Cái đấy gọi là thuật ngữ từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Vậy từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì? Cách sử dụng chúng trong trường hợp cụ thể như nào cho đúng? Cách soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong Ngữ Văn 8? Hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây của Wikihoidap.org để giải đáp thắc mắc nhé!
Danh mục nội dung
Từ ngữ địa phương là gì?
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về từ ngữ toàn dân: Từ ngữ toàn dân là loại từ ngữ được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể bộ phận nhân dân trên cả nước.
Từ đó chúng ta có khái niệm từ ngữ địa phương như sau: Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.
Ví dụ:
+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…
+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..
+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …
+ Con về tiền tuyến xa xôi
Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
Các kiểu từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
+ Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …
+ Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, …
- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
Ví dụ:
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u
+ Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm
+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), …
Biệt ngữ xã hội là gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có gì khác nhé. Biệt ngữ xã hội là từ được dùng để chỉ một tầng lớp xã hội nhất định trong cuộc sống hiện tại. Tầng lớp trong xã hội ở đây có thể nói về vua chúa, quan lại, dân thường trong thời kỳ phong kiến. Trong xã hội hiện đại thì được phân chia như bộ đội, giáo viên, dân kinh doanh, học sinh, sinh viên,…
Ngày trước thì thuật ngữ này được sử dụng nhiều và đôi khi bị lạm dụng nhiều dẫn tới những sự việc hơi tiêu cực. Ví dụ như thời phong kiến phân chia tầng lớp giữa gia đình địa chỉ và tầng lớp bần cùng nghèo đói phải đi làm thuê. Hiện nay thì khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn và cách sử dụng linh hoạt, tích cực hơn nhiều.
Đôi khi nó sẽ thể hiện hoặc nhấn mạnh một sự vật, tính cách của một nhân vật cụ thể, cách giao tiếp, cách sống của một bộ phận người. Họ là những người có mối liên hệ mật thiết hoặc tương đồng nhau ở khía cạnh nào đó. Ví dụ như nhà thơ thì là những người yêu thơ, sáng tác thơ chẳng hạn.
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải sử dụng cẩn thận. Nếu biết cách vận dụng khéo léo thì nó cũng góp phần khiến bản sắc Việt Nam thêm đậm đà hơn. Tuy nhiên, có một điều không phủ nhân là biệt ngữ xã hội thường không mang tính trang trọng, trang nghiêm. Vì thế nên bạn cần phải nghiên cứu kỹ, hiểu về nó để áp dụng hợp lý trong từng trường hợp.
Ví dụ: Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa như nữ tu, thầy tu, lỗi, ơn trên, kinh thánh, lễ rửa tội,…
Lưu ý: Biệt ngữ khác với từ nghề nghiệp: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này chủ yếu được lưu hành và sử dụng trong những người cùng làm một nghề.
Ví dụ:
+ Nghề dệt: xa, ống, suốt, thoi, go, hồ sợi, đánh suốt, sợi mộc, sợi hồ, ….
+ Nghề làm mòn: móc, lá, vanh, bắt vanh,…
Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là những phương ngữ và biệt ngữ chỉ sử dụng trong hoàn cảnh hẹp, không được phổ biến rộng rãi trong toàn dân nên cần lưu ý sử dụng cho phù hợp, tránh gây ra hiểu nhầm hoặc không hiểu. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học để làm tăng tính biểu cảm cũng như thể hiện rõ màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và làm nổi bật tính cách của nhân vật.
– Trong khẩu ngữ, việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải lưu ý sử dụng tại địa phương mình hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, tầng lớp với mình để tạo tính thân mật, gần gũi.
– Cần phải tìm hiểu rõ từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương xem có lớp nghĩa giống nhau tương ứng hay không để sử dụng cho phù hợp, tránh lạm dụng không cần thiết.
Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học
Trong các tác phẩm văn học, việc sử dụng các từ ngữ địa phương có chủ đích sẽ có những tác dụng mang tính nghệ thuật như sau:
- Tác dụng tái hiện được cuộc sống hiện thực qua thời gian không gian cụ thể
- Khắc họa được hiện thực đời sống con người để hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như cuộc sống của người dân địa phương.
- Thể hiện địa hình, đồ vật, cách đặc trưng trong ngôn ngữ, lời nói, cách giao tiếp đặc trưng cho từng vùng miền
- Thể hiện những dụng ý của tác giả (khắc họa tính cách nhân vật đậm chất địa phương…)