Vật chất là gì? Các hình thức và hình thức tồn tại của vật chất

Trong bài viết dưới đây, Wikihoidap.org xin gửi đến bạn đọc những thông tin nổi bật xoay quanh vật chất, qua đó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về phạm trù triết học này.

1. Vật chất là gì?

Để hiểu rõ vật chất là gì, bạn đọc cần nắm được thông tin cơ bản về lịch sử ra đời, quá trình hình thành của vật chất.

1.1. Quá trình hình thành khái niệm vật chất

Nếu chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất, nền tảng và cơ sở tồn tại của thế giới là tinh thần thì chủ nghĩa duy vật lại quan niệm vật chất mới là nền tảng, thực thể, cơ sở và bản chất của thế giới. Bởi thuộc tính tồn tại vĩnh viễn, nó cấu thành nên mọi hiện tượng, sự vật và sự việc xoay quanh cuộc sống.

Trước khi quan niệm duy vật biện chứng xuất hiện, những nhà triết học duy vật cổ điển cho rằng vật chất tự nó tồn tại và  khai sinh ra vũ trụ. Ở thời cổ đại, thuyết ngũ hành của Trung Quốc đã xác định rằng vật chất chính là kim, thổ, mộc, hỏa cùng thủy.

Phái Milet từ Hy Lạp thì quan niệm vật chất đơn thuần gồm nước, lửa, nguyên tử và không khí. Dù hình thức diễn đạt đa dạng, quan điểm vật chất của các nhà duy vật cổ điển không mang tính đột phá hay nét khác biệt

Trước Mác, nhiều nhà duy vật đã đồng nhất, gộp chung vật chất với vật thể, dẫn đến sự hạn chế nhất định trong tư duy cũng như nhận thức. Các nhà triết học do đó không nắm được bản chất của ý thức cùng mối quan hệ giữa ý thức và vật chất.

Việc áp dụng quan điểm duy vật lên đời sống xã hội cũng trở nên khó khăn, thiếu cơ sở. Chính vì vậy, chủ nghĩa duy vật cổ điển được đánh giá là không triệt để, nửa vời.

Bởi sự phát triển rực rỡ của ngành khoa học tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, những nhà khoa học cấp tiến đã bác bỏ quan điểm duy vật hiện hành về vật chất, dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về thế giới quan duy vật.

Tận dụng cơ hội ấy, những nhà duy tâm liên tục khẳng định bản chất, đặc tính “phi vật chất” và đề cao vai trò của lực lượng siêu nhiên trong quá trình hình thành thế giới.

Trong thời khắc rối ren, Lênin đã tổng hợp những thành tựu quan trọng của khoa học tự nhiên, khẳng định tính vật chất của thế giới và cho ra đời các định nghĩa, lý thuyết kinh điển về phạm trù này.

1.2. Khái niệm vật chất

Là nhà tư tưởng và cách mạng hàng đầu trong thế kỷ XX, Lênin đã mang đến cho nhân loại hệ thống giá trị, tư tưởng vĩ đại, nổi bật nhất là khái niệm vật chất:

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Kết hợp thành tựu khoa học với tư duy sáng tạo, nhà triết học Lênin đã khai phá những nội dung quan trọng, cụ thể như sau:

- Vật chất được công nhận là một phạm trù triết học: Qua góc nhìn của Lênin, khái niệm vật chất được phát triển, trừu tượng và khái quát hóa nhằm phản ánh đặc điểm chung nhất, tính vô hạn, vô tận và không biến mất. Vì vậy, việc đồng nhất vật chất với một số hình dạng, biểu hiện cụ thể là sai lầm.

- Vật chất đại diện cho thực tại khách quan: Quan điểm này đề cập đến tính khách quan của vật chất khi nó tồn tại độc lập, ngoài ý thức và không phụ thuộc vào nhận thức của con người.

- Không chỉ là thuộc tính cơ bản của vật chất, thực tại khách quan còn được áp dụng làm tiêu chuẩn phân biệt vật chất và phi vật chất.

- Mối quan hệ giữa vật chất và cảm giác: Vật chất góp phần tạo nên cảm giác khi nó tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến hệ thống giác quan ở con người. Do đó, ý thức chính là sự phản ánh của vật chất lên con người.

Nhờ khái niệm trên, Lênin đã khám phá ra thuộc tính khách quan của vật chất, phân tách vật chất khỏi vật thể và xóa bỏ lối mòn của tư duy trong lý thuyết cổ điển. Qua đó, ông xây dựng căn cứ, cơ sở và nền tảng vững chắc cho khoa học cũng như triết học hiện đại.

2. Hình thức và phương thức tồn tại của vật chất

Dựa trên lý thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng, hệ thống quan niệm đã chỉ ra rằng thời gian, không gian là hình thức còn vận động được ví như phương thức tồn tại của vật chất.

2.1. Hình thức tồn tại của vật chất

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức tồn tại của vật chất gồm thời gian và không gian. Mọi phiên bản cụ thể của vật chất đều xuất hiện trong vị trí, địa điểm và mối quan hệ nhất định với các dạng vật chất khác. Đây chính là hình thức tồn tại về không gian.

Với thời gian, vật chất còn biểu hiện qua hành trình biến đổi như tốc độ, quá trình chuyển hóa, sự kế thừa và nối tiếp. Như vậy, vật chất không thể tồn tại ngoài phạm vi thời gian hay không gian, đồng thời hai hình thức trên cũng không thể xuất hiện ngoài vận động của vật chất.

Tựu chung lại, ba phạm trù không gian, thời gian và vật chất có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Do đó, không gian và thời gian sở hữu nhiều tính chất tương đồng, đơn cử tính vô tận và vô hạn, tính khách quan hay tính vĩnh cửu

Tuy nhiên, không gian và thời gian cũng tồn tại điểm khác biệt, đó là việc thời gian chỉ mang tính một chiều còn không gian lại mang tính ba chiều

2.2. Phương thức tồn tại của vật chất

Vận động, theo định nghĩa bởi Ăngghen, là thuộc tính cố hữu, phương thức tồn tại của vật chất. Không đơn thuần mô tả việc thay đổi vị trí ở không gian, vận động đề cập tới mọi quá trình, sự thay đổi diễn ra trong vũ trụ.

Nhờ vận động, các dạng cụ thể của vật chất mới thực sự biểu hiện, tồn tại. Theo các nghiên cứu khoa học, nhà triết học Ăngghen cho rằng vận động gồm năm hình thức cơ bản, đó là vận động về cơ học, vận động vật lý, vận động trong hóa học, vận động sinh học và vận động xã hội.

Sắp xếp theo trình độ từ thấp đến cao, các hình thức vận động kể trên được xây dựng trên nền tảng quan hệ mật thiết khi hình thức cao bao hàm, chứa đựng hình thức thấp hơn. Trên thực tế, một sự vật hay sự việc sẽ sở hữu nhiều hình thức vận động và xây dựng đặc tính riêng nhờ hình thức vận động cao nhất

Qua hệ thống hình thức vận động, Ăngghen đặt nền móng cho quá trình phân tách các ngành, kết hợp nhiều lĩnh vực trong khoa học.

Tuy nhiên, quan điểm duy vật biện chứng không phủ nhận trạng thái cân bằng, đứng yên của vật chất, song phương thức tồn tại đã khẳng định tính tạm thời, tương đối của trạng thái ấy.

3. Tầm quan trọng của lý thuyết vật chất bởi Lênin

Nhờ thuộc tính khách quan, phổ biến và cơ bản của vật chất, bạn đọc có thể nhìn ra sự khác biệt, mối quan hệ căn bản giữa vật chất với triết học. Qua đó, định nghĩa này sẽ giúp con người hạn chế, khắc phục lối mòn tư duy và sử dụng làm căn cứ, tiền đề để phát triển khoa học.

Đồng thời, lý thuyết vật chất của Lênin cũng giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng khi nhấn mạnh rằng vật chất có trước, ý thức xuất hiện sau vật chất và vật chất là yếu tố quyết định cũng như tác động lên ý thức.

4. Tính thống nhất của vật chất ở thế giới

Dựa theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất là bản chất của thế giới. Thế giới vì vậy được thống nhất bởi tính vật chất. Chủ nghĩa này cho rằng thế giới vật chất là duy nhất, tồn tại độc lập, vĩnh viễn, vô hạn và khách quan với ý thức ở con người.

Do đặc tính chi phối, mọi dạng thức tồn tại của vật chất đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện qua kết cấu cùng nguồn gốc. Trong thế giới vật chất, quá trình chuyển hóa và biến đổi diễn ra không ngừng nghỉ, biểu thị phương thức vận động của vật chất.

Không chỉ định hướng cho khoa học, tính thống nhất vật chất còn làm rõ sự đa dạng của thế giới xung quanh, qua đó nâng cao hệ thống quan điểm hay quy luật để cải thiện cuộc sống của con người.

5. Mối quan hệ mật thiết giữa ý thức và vật chất

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức sở hữu mối liên kết chặt chẽ, cụ thể như sau:

-  Ý thức và nội dung của ý thức được định hướng, quyết định bởi vật chất. Trong đời thường lẫn lý luận, điều kiện tự nhiên hay xã hội cụ thể đều là cơ sở cho ý thức. Nhờ nền tảng lịch sử, kinh tế hay chính trị (vật chất), những phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa hay thói quen sinh hoạt mới được thiết lập

- Bởi tính biến động trong thực tại khách quan, các hoạt động nhận thức cũng liên tục thay đổi để bắt kịp vận động ở vật chất.

- Dù bắt nguồn từ vật chất, ý thức vẫn có tác động nhất định lên phạm trù này, thể hiện qua các hoạt động của con người trong thực tiễn. Những ảnh hưởng ấy có thể mang tính thúc đẩy, hỗ trợ hoặc phá hoại, kìm hãm và cản trở sự phát triển ở con người.

- Đóng vai trò quan trọng, ý thức giúp con người đề ra mục tiêu, thực hiện kế hoạch và cải thiện cuộc sống. Ý thức vì vậy trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu, chạm tới thành công của nhân loại.

Qua nội dung trên, bạn đọc có thể thấy rằng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là không thể tách rời. Chính vì vậy, chúng ta cần nắm rõ các điều kiện vật chất hiện hữu, quy luật khách quan để ứng dụng vào đời sống, xã hội.

LỜI KẾT

Với những thông tin Kinhcan.vn cung cấp, hy vọng độc giả đã hiểu rõ khái niệm vật chất là gì cùng các nội dung cơ bản xoay quanh phạm trù này. Nhờ đó, bạn đọc có thể áp dụng kiến thức vào học tập lẫn cuộc sống.