-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Vendor là gì? Những vấn đề trong việc lựa chọn Vendor
Em thấy trong mua bán người ta thường nhắc đến Vendor hay trong một số phim cũng nhắc đến Vendor mà em vừa không giỏi Anh vừa không có nhiều kiến thức kinh tế nên không biết cách dùng từ này là gì. Anh chị nào có thể giải thích cho em được biết Vendor là gì được không ạ? Các vấn đề liên quan đến nó ạ? Em xin cảm ơn ạ.
Danh mục nội dung
Vendor là gì?
Vendor là một từ thuần Anh được dùng nhiều trong các hoạt động kinh tế thương mại và khá phổ biến ở thị trường Việt Nam. Ban đầu Vendor nghĩa gốc được dùng để chỉ những nhà bán nhỏ lẻ, những người bán dạo trên đường phố hoặc những người bán rong trên vỉa hè. Tuy nhiên trong môi trường kinh tế thương mại rộng hiện nay, vendor không còn mang nghĩa ấy nữa mà người ta dùng vendor với nghĩa rộng hơn để chỉ những bên đóng vai trò là một nhà cung cấp.
Ta đã biết trong thương mại thường được chia làm hai bên rõ ràng mua - bán, cung cấp - tiếp nhận. Muốn quá trình này diễn ra thuận lợi và trôi chảy thì không thể thiếu một mắt xích vô cùng quan trọng trọng có tên Vendor này. Vendor có phạm vi sử dụng rất rộng từ những cá nhân, đơn vị nhỏ riêng lẻ mà còn có thể là các tổ chức từ trung bình đến lớn.
Với hình thức B2C, những tổ chức và cá nhân này sẽ mua sản phẩm và dịch vụ từ nhà sản xuất chính gốc hoặc từ nơi xuất xưởng rồi bán lại những sản phẩm, dịch vụ ấy cho khách hàng. Có thể nói Vendor đóng vai trò trung gian quan trọng nhất giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Bạn là một công ty chủ quản sản xuất sản phẩm và thiết kế dịch vụ, bạn mong muốn sản phẩm của mình được bán ra nhiều, giới thiệu được đến nhiều người dùng? Vậy điều chắc chắn rằng bạn phải có một mạng lưới quan hệ với các vendors vô cùng rộng rãi, việc tiếp cận với Vendors chính là cách để tới gần hơn tới khách hàng thông thường.
Một ví dụ cụ thể về Vendor chính là hệ thống các siêu thị hiện nay. Tất cả các siêu thị từ các siêu thị lớn như Big C, Vinmart đến những siêu thị mini, siêu thị tiện lợi mang tính chất địa phương đều đóng vai trò như một Vendor.
Họ nhập những mặt hàng và sản phẩm mà họ đánh giá là tốt và phù hợp với người tiêu dùng từ nhà sản xuất rồi bán chúng cho những người tiêu dùng. Việc một số thương hiệu lớn liên kết với chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng và gặt hái doanh thu tăng đáng kể ngày một cho thấy sự đề cao và tầm quan trọng của Vendor hiện nay.
Vendor (Nhà cung cấp) trong chuỗi cung ứng quan trọng như thế nào?
Trong hoạt động kinh doanh từ truyền thống đến hiện đại, quan niệm “Khách hàng là thượng đế” tồn tại trong tư duy các doanh nghiệp khá nhiều. Tuy nhiên xét trên một phương diện khác cũng có rất nhiều nhà sản xuất lớn có một lượng khách hàng vô cùng tiền năng, họ sẵn sàng bỏ tiền mua sản phẩm của doanh nghiệp, tưởng chừng như các doanh nghiệp không còn mối lo nào nữa.
Thế nhưng lại chính bởi việc thiếu sự chuẩn bị cho nguồn cung cấp sản phẩm, chính là việc liên kết với các nhà cung cấp không được chú trọng và thiếu sự gắn kết bền chặt và có kế hoạch mà việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng dễ gặp nhiều sự cố.
Hoạt động sản xuất đôi khi bị ngưng trệ mà đôi khi lại quá tải, đầu ra không được đảm bảo tuyệt đối dẫn đến chất lượng sụt giảm dẫn đến việc khách hàng từ bỏ sản phẩm để tìm cái mới trong thị trường vốn phong phú đa dạng này.
Còn đối với những nhà doanh nghiệp biết liên kết với nhà cung cấp là các Vendors, những rủi ro trong cung ứng sản phẩm được giảm xuống mức tối thiểu. Cả một dây chuyền được tổ chức và hoạt động có kết hoặc trong đó các Vendors liên kết bền chặt với nhau.
Nhà sản xuất cung cấp sản phẩm định kỳ và Vendors có nhiệm vụ sắp xếp quá trình cung ứng hàng hóa một cách hợp lý tới người tiêu dùng. Điều này làm giảm đi một gánh nặng tương đối lớn cho nhà sản xuất, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, giúp doanh nghiệp đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Bất cứ Vendors nào cũng giữ một vai trò trong toa tàu lớn mang tên cung ứng và chỉ cần một Vendor dính phải sự cố, ta có thể dễ dàng nhận ra những giao động trong toàn chuỗi và những điều bất lợi có thể đến với cả đôi bên: cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Lựa chọn Nhà cung cấp (Vendors) nên dựa trên tiêu chí nào?
Chất lượng sản phẩm
Là khách hàng thì tâm lý ai cũng đều mong muốn lựa chọn được sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, dịch vụ tốt, tiện nghi. Chính vì thế việc chất lượng sản phẩm được đặt thành tiêu chí hàng đầu cũng không có gì là khó hiểu. Một Nhà cung cấp biết nhìn nhận và tuân thủ những chế độ và tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm chính là những đối tượng mà cả doanh nghiệp đều muốn liên kết mà cả người dân cũng tin dùng. Tiêu biểu như các hệ thống bán thực phẩm sạch ngày càng được nhiều người chiếu cố đến vì có đầy đủ chứng nhận đảm bảo vệ sinh và chất lượng sản phẩm, khách hàng hài lòng khi mua.
Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng
Doanh nghiệp đặc biệt phải chú ý và theo dõi biểu đồ tỷ lệ hàng hóa hư hỏng khi giao đến các nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp trao trả, từ đó để lựa chọn Vendors phù hợp. Những nhà cung cấp không có đủ điều kiện cơ sở vật chất hoặc không có cam kết chính đáng trong việc bảo quản hàng giao đến hoặc thường xuyên làm hư hỏng, giảm chất lượng hàng hóa xuống thấp trước khi được đưa đến tay người dùng không nên xứng đáng làm đối tác gắn kết tin cậy.
Thời gian giao hàng
Muốn một dây chuyền sản xuất diễn ra suôn sẻ thì mọi công đoạn phải tiến hành đúng tiến độ. Muốn hoạt động sản xuất của công ty luôn vận hành tốt thì thời gian giao hàng phải được sắp xếp một cách có kế hoạch. Các nhà quản trị nên lập bảng thống kê thời gian giao hàng thực tế và dự kiến của các Vendors, từ đó đưa ra những đánh giá đúng đắn về năng lực và mức độ tín nhiệm của họ từ đó lựa chọn được đối tác tương lai phù hợp, tránh thiệt hại cho các đơn hàng sau này, đặc biệt là các đơn hàng lớn.
Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng
Như đã được đề cập, trong chuỗi cung ứng thì các Vendors đóng vai trò là những mắt xích vô cùng quan trọng. Vì thế bên cạnh việc hỗ trợ bảo hành và quá trình đổi trả sản phẩm, nhà sản xuất luôn tạo điều kiện cho các Vendors đồng thời như một tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ của Vendors.
Trên đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn. Hy vọng thắc mắc của bạn đã hoàn toàn được giải đáp.