Vốn điều lệ là gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty, cách tính vốn điều lệ

Nhiều năm đổ lại đây, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp cũng như các tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi thành lập một doanh nghiệp nào đó, vốn điều lệ là thứ không thể bỏ qua. Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn nhiều doanh nghiệp nữa được thành lập và vốn điều lệ sẽ trở thành câu hỏi được quan tâm nhất lúc đó. Vì thế mình đang tìm hiểu vốn điều lệ là gì, có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty hay không, cách tính vốn điều lệ như thế nào?
Mình cảm ơn trước nhé.


Vốn điều lệ là gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty, cách tính vốn điều lệ

Vốn điều lệ thực chất là gì?

Vốn điều lệ là số vốn được đóng góp hoặc cam kết góp bởi các thành viên hay cổ động trong một thời hạn nhất định. Vốn điều lệ sẽ được ghi vào Điều lệ công ty.

Tiền tệ được sử dụng trong vốn điều lệ có thể là tiền Việt Nam, mà cũng có thể là ngoại tệ tự do chuyển đổi từ vàng, giá trị sử dụng đất đai, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc các loại tài khoản khác được ghi trong Điều lệ công ty được đóng góp bởi các thành viên trong công ty.

Vốn điều lệ thực chất là gì

Đối với các doanh nghiệp, vốn tiền tệ thực chất là :

+Vốn tiền đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp.
+Sự cam kết mức trách nhiệm thông qua vật chất mà các thành viên đối với khách hàng, đối tác và đối với công ty thành viên đang hoạt động.
+Cơ sở để phân chia rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Khi thành lập công ty hay doanh nghiệp, có cần phải chứng minh vốn điều lệ hay không?

Mặc dù không có luật quy định doanh nghiệp phải công khai vốn tối thiểu và tối đa trừ các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu. Tuy nhiên, đừng vì thế mà các doanh nghiệp chọn mức vốn điều lệ quá thấp hoặc quá cao. Nếu doanh nghiệp chọn vốn điều lệ quá thấp, doanh nghiệp khó có thể bộc lộ được tiềm lực tài chính cũng như quy mô của công ty mình cho đối tác thấy, làm cho doanh nghiệp thiếu tự tin trong việc tìm đối tượng hợp tác kinh doanh. 
Trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ quá cao, vượt quá khả năng thực có của doanh nghiệp thì sẽ thu được lợi từ những bước đầu. Vốn điều lệ của doanh nghiệp cao tạo nên niềm tin của đối tác cũng như ngân hàng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên việc lựa chọn vốn điều lệ quá cao như thế sẽ có nhiều rủi ro theo sau. Nếu thất bại, doanh nghiệp dễ gây nợ cho khách hàng. Có nhiều trường hợp phải giải thể, phá sản hoặc vay ngân hàng với số lượng tiền lớn.

Vốn điều lệ thực chất là gì

Cách tính vốn điều lệ như thế nào?

*Tính vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Vốn điều lệ trong trường hợp này là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết đóng góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải đóng đầy đủ và đúng loại tài sản giống như trong cam kết đã viết. Thời hạn là 90 ngày kể từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

*Tính vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên.

Theo quy định tại điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014, vốn điều lệ của loại công ty có 2 thành viên trở lên là tổng giá trị các phần vốn được góp thành viên cam kết đóng góp cho công ty. Thành viên phải chịu trách nhiệm đóng góp đầy đủ và đúng loại tài sản như trong cam kết đã biết với thời hạn là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, thành viên trong công ty cũng có thể đóng góp phần vốn vào vốn điều lệ thông qua các tài khoản khác với tài khoản đã cam kết nếu như đa số thành viên trong công ty, doanh nghiệp đồng ý.

*Tính vốn điều lệ trong trường hợp là công ty cổ phần.

Đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ của công ty này được tính là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại đúng thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp dược tính tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi cụ thể trong Điều lệ công ty.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ có thể giải đáp những thắc mắc của bạn có liên quan đến vốn điều lệ.