WannaCry - mối hiểm họa khôn lường và cách phòng tránh 

Em có từng nghe qua đến vụ tấn công mạng có tên WannaCry, thấy mọi người bảo nó ghê gớm lắm nhưng em không biết về nó nhiều. Sự thật thì nó nguy hiểm lớn lắm ạ? Có anh chị nào có thể giải thích cho em biết WannaCry là gì và những ảnh hưởng của nó đến với các quốc gia cũng như cách phòng tránh được không ạ? Em xin cảm ơn ạ.

WannaCry - mối hiểm họa khôn lường và cách phòng tránh 
 

WannaCry là gì? Nguyên nhân gây nhiễm virus WannaCry ở máy tính

WannaDecryptor 2.0 là tên gọi của WannaCry (tiếng Việt nghĩa là “Muốn Khóc”) là một dạng của Ransomware - phần mềm độc hại chứa các mã độc mã hóa các tài liệu, tập tin, đa phương tiện và hồ sơ thông tin người dùng có trên máy tính. Người chủ sở hữu không thể truy cập vào máy tính cũng như tài liệu của mình như bình thường, trừ phi họ chấp nhận đóng đủ tiền chuộc theo yêu cầu của những tin tặc. Phần mềm mã độc này lan truyền trên các máy tính, laptop sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Người bị virus WannaCry tấn công máy tính bị nhận yêu cầu thanh toán tiền chuộc từ 400 đến 600 Euro thông qua Bitcoin, các yêu cầu được viết với 20 loại ngôn ngữ khác nhau, trong đó có cả tiếng Trung, tiếng Thái,...

wanna cry là gì

Nguyên nhân máy tính bạn đang sử dụng nhiễm virus WannaCry có thể do việc truy cập vào những link của các website giả mạo, đồi trụy, các web đen, quảng cáo, clickbait không có nguồn gốc rõ ràng. Do việc cài nhầm những phần mềm crack, bẻ khóa, virus dễ xâm nhập vào máy tính, khóa kín dữ liệu của bạn. Nếu bạn không trả tiền theo đúng thời hạn, trong ba ngày đầu số tiền yêu cầu trả sẽ tăng lên gấp đôi, và sau một tuần không trả, dữ liệu của bạn sẽ hoàn toàn biến mất.

Những thiệt hại đầy khủng hoảng do virus WannaCry gây ra

Dựa vào nguồn tin của TheHackerNew, sau ngày 13/5/2017, các nhóm hacker đã xâm nhập thu về được 30 nghìn USD tiền do các chủ sở hữu đáp ứng để chuộng lại dữ liệu, làm chủ được gần 200.000 hệ thống máy tính trên toàn thế giới. Điều này gây khủng hoảng cho công dân trên toàn cầu, chưa kể đến những doanh nghiệp, tập đoàn bị rò rỉ thông tin hoặc mất dữ liệu một cách vĩnh viễn.

Các cuộc tấn công của Ransomware WannaCry trải dài gần như khắp các châu lục. Tính đến nay ghi nhận được 45 nghìn vụ tấn công trên tổng cộng 99 quốc gia.

Tại Anh, thiệt hại lớn nhất phải kể đến những cơ sở y tế, nơi những người dân thường cần được chăm sóc sức khỏe, hoặc phải tiến hành những công việc gấp rút và cấp bách hơn như phẫu thuật, cấp cứu. Bởi cuộc tấn công mạng kinh hoàng này, hàng loạt các cơ sở y tế tại Anh, từ những bệnh viện hàng đầu của London như The Royal London, tập đoàn Barts, St Bartholomew đến cả những bệnh viện trực thuộc Sở y tế quốc gia đều bị ngừng hoạt động do hệ thống mạng bị lỗi. Thống kê cho thấy gần 20% trên tổng số các cơ sở y tế, bệnh viện trên toàn đất nước Anh chịu ảnh hưởng, tức là có tới gần 50/248 các cơ sở phải gánh những hậu quả từ cuộc tấn công đáng lên án này. Các thiết bị phẫu thuật không hoạt động, hệ thống máy tính và cả điện thoại cũng bị lỗi hàng loạt, các hoạt động chữ trị, khám bệnh đều phải dừng lại đồng loạt, những bệnh nhân phải di chuyển sang những bệnh viện khác vô cùng nhanh chóng.

Có lẽ khổ sở nhất và vô tội nhất chính là những người dân thường. Một ca phẫu thuật tim đã phải dừng lại ngay lập tức vì vụ tấn công, đó là trường hợp của ông Patrick Ward, người đã phải trải qua 10 tháng chờ đợi mới đủ điều kiện và cơ hội để phẫu thuật. Một trường hợp hi hữu khác như con trai của gia đình bà Emma Simpson đã phải lên tới Bệnh viện đại học Whipps Cross, Lenytonstone để tham khám và chụp X-quang cho ngón chân bị gãy. Vậy nhưng, bệnh viện đã không thể thực hiện thăm khám cho con trai bà được do hệ thống máy tính bệnh viện bị tấn công và không hoạt động. Phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục hậu quả do cuộc tấn công mạng này gây ra để các bệnh viện hoạt động trở lại bình thường.

Nga cũng là một nước thống kê thiệt hại không hề nhỏ, đặc biệt là bộ nội vụ Nga, cơ quan chính phủ cực kì quan trọng. Đã có hơn 1000 máy tính bị phá hủy và mất đi dữ liệu hoàn toàn. Nạn nhân của bọn hacker Shadow Broken, công ty viễn thông MegaFon của Nga cũng đã phải dừng và ngắt kết nối hoàn toàn mạng trong nội bộ công ty để không chịu ảnh hưởng của cuộc tấn công cũng như bảo vệ các dữ liệu một cách an toàn nhất.

wanna cry là gì

Trung Quốc nằm trong ba nước gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc tấn công mạng WannaCry. Virus xâm nhập vào các hệ thống buôn bán, và chuỗi hệ thống ATM của các ngân hàng, gây tê liệt toàn bộ các giao dịch. Các hệ thống ATM bị đóng băng cùng với dòng thông báo khoản tiền chuộc và lời hăm dọa của nhóm hacker. Các hệt thống công ty từ lớn đến nhỏ của Trung Quốc cũng chịu sự công phá. Những trạm xăng dầu có mặt tại Trùng Khánh, Thượng Hải, Bắc Kinh đều không thể hoạt động do bị khóa hoàn toàn. Nguy hiểm nhất, ghi nhận có trường hợp iphone 6 tại Trung Quốc bị nhiễm mã độc WannaCry. Các hoạt động thanh toán và tiện ích của Trung Quốc bị nhắm đến nhiều nhất, gây khó khăn và khủng hoảng cho người dân.

Bên cạnh đó, các trường đại học tại châu Á cũng chịu ảnh hưởng vô cùng lớn khi hệ thống thư viện điện tử, máy tính của các lớp học không thể hoạt động được. Việt Nam cũng nằm trong 20 nước chịu thiệt hại nặng nề từ cuộc tấn công của loại virus nguy hiểm độc hại này.

Các cách phòng tránh virus WannaCry trên máy tính 

Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, mỗi người sử dụng cần có ý thức trong việc bảo vệ dữ liệu bảo mật cá nhân. Có thể thực hiện việc phòng các virus gây hại nói chung và WannaCry nói riêng bằng cách sử dụng các phần mềm bảo vệ như BKAV, KIS. Giúp dữ liệu cũng như thông tin, tài liệu luôn được giữ an toàn.

Không click vào các link lạ, files đính kèm không rõ nguồn gốc, không nhấn vào Facebook lạ, nhấn đọc thư trong gmail có danh tính là một người lạ. Không tải bất kì những phần mềm lạ hoặc các nội dung không được bảo mật. Không truy cập vào các web đen, web không có nguồn vì chúng thường mang những virus dễ lây nhiễm. Những dữ liệu quan trọng cần sao lưu sang USB hoặc những ổ cứng, ổ mềm hoặc thiết bị lưu trữ khác đề phòng khi gặp sự cố. Bên cạnh đó thường xuyên cập nhật những bản nâng cấp hoặc bản chỉnh sửa hệ thống của Windows.

Hy vọng bài viết đã lý giải rõ ràng cho bạn về Wanna Cry cũng như những thông tin xung quanh cuộc tấn công và cách phòng tránh. Mong rằng bạn sẽ tiếp thu thêm kiến thức mới và có biện pháp phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân của mình.