Widget là gì? Một số loại widget phổ biến giúp cải thiện website

Widget là một trong những công cụ được đánh giá là “xương sống” hỗ trợ phần lớn nền giao diện website trên nền tảng WordPress, bởi vậy nên nếu bạn đã hoặc đang sử dụng website dựa trên giao diện WordPress thì không thể không biết đến công cụ này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ widget là gì hay công dụng của nó như thế nào. Vậy Widget là gì? Một số loại widget phổ biến giúp cải thiện website

Widget là gì? Một số loại widget phổ biến giúp cải thiện website

Không phải ai cũng hiểu rõ widget là gì hay công dụng của nó như thế nào. Tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Widget là gì?

Widget là một công cụ đóng vai trò chỉnh sửa, cấu hình giao diện và quyết định các hiển thị trong thanh sidebar của một trang WordPress cơ bản, là một tiện ích quan trọng trong mọi giao diện WordPress. Nói cách khác, widget là nơi tập hợp các chức năng và được sử dụng để chèn vào thanh sidebar của giao diện WordPress, chẳng hạn như bạn có thể chèn widget Recent Posts để hiển thị các bài viết mới nhất, widget Text để chèn các mã HTML vào.

Để có thể hiển thị các đều mục như Post Popular (bài viết phổ biến), Most viewed post (Bài viết xem nhiều), Recent post (bài viết gần đây), hay thậm chí là các cập nhật bài viết theo tháng… trên phía bên trái hoặc bên phải của một giao diện WordPress cơ bản, chúng ta cần đến sự trợ giúp của Widget.

Widget là gì?

Có thể hiểu Widget là một tập hợp các số chức năng cụ thể trong một giao diện website WordPress mà ở đó, mỗi widget sẽ có một tính năng nhất định giúp bạn thực hiện tác vụ nào đó trên blog hay website. Một điểm đáng chú ý là bạn có thể thêm widget vào bất kì vị trí nào trên website của mình theo bố cục, thường là vị trí bên trái hoặc bên phải trang web.

Ứng dụng của Widget

Khá sai lầm nếu như chỉ đánh giá hay nhìn nhận một website thông qua giao diện bên ngoài mà ích có sự đánh giá đúng về chức năng hay kĩ thuật bên trong trang web. Widget là một loại tiện ích nằm trong phần kĩ thuật của website nhưng lại có thể tác động trực tiếp đến giao diện bên ngoài, vì vậy việc hiểu được chức năng cũng như lợi ích mà Widget mang lại có thể giúp việc sử dụng website của bạn tốt hơn và biết cách tối ưu hóa ngay từ phần cốt lõi thay vì chỉ đầu tư cho bề ngoài của website. Trong website, widget có một số tác dụng hữu ích như:

Ứng dụng của Widget

  • Giúp chỉnh sửa bố cục website dễ dàng hơn: Bằng các thêm hoặc bớt các widget, việc thiết lập giao diện web của bạn sẽ như mong muốn mà không cần phải thông qua các quy trình code web phức tạp.

  • Làm cho giao diện web trở nên chuyên nghiệp hơn, gia tăng trải nghiệm người dùng: Widget giúp giao diện web của bạn có hệ thống và đặc sắc, từ đó gia tăng trải nghiệm người dùng hơn nhờ vào các Widget sáng tạo, hợp lí. Một số trang có các Widget phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng như tìm kiếm bài viết, số điên thoại liên hệ, các bài viết mới, bài viết phổ biến, thống kê số lượt truy cập, lượt người xem trang… cũng sẽ thu hút khách hàng hơn một giao diện thông thường không sử dụng Widget.

  • Quản lý các tính năng của WordPress đơn giản hơn: Việc cài đặt và sử dụng các widget hợp lí cũng giúp cho người quản trị web có thể theo dõi và quản lý hiệu quả website của mình hơn.

Một số loại widget phổ biến giúp cải thiện website của bạn

Để làm phong phú thêm cũng như gia tăng trải nghiệm của người dùng khi sử dụng website của họ, giới thiết kế web nói chung cũng như các giao diện website WordPress nói riêng thường sử dụng nhiều loại widget như:

Một số loại widget phổ biến giúp cải thiện website của bạn

  • Widget lịch và đồng hồ: Nếu website của bạn chuyên về các lĩnh vực đòi hỏi người dùng sử dụng và cân đối thời gian như sức khỏe, làm đẹp, dinh dưỡng, ôn luyện thi… thì việc cài đặt tiện ích này sẽ khiến người dùng dễ dàng quan tâm, theo dõi hơn.

  • Widget dự báo thời tiết: Đây cũng được xem là một Widget giúp bạn làm cho giao diện website phong phú và “chuyển động” hơn.

  • Widget hình ảnh động, banner quảng cáo: Nếu giao diện WordPress của bạn là một trang có giá trị và có khả năng thu được nhiều hợp đồng quảng cáo hay bạn đang có ý định thực hiện điều này, hãy cài đặt Plug-in chạy các banner, ads… trên giao diện web và bán chúng cho các đối tác có nhu cầu.

  • Widget slideshow ảnh: Nếu website của bạn cần đến slideshow, hãy thử với công cụ PhotoSnack bởi nó cho phép người dùng nhúng những mẫu slideshow đơn giản vào website.

  • Widget tích hợp các nút social media: Sở hữu các nút click trong social media vừa khuyến khích khách hàng click vào các bài viết vừa thể hiện các kênh truyền thông khác của doanh nghiệp bạn vì vậy đây cũng là một loại widget đáng quan tâm và cần thiết.

Bên cạnh widget thì khi sử dụng website, sidebar và gadget cũng là hai thuật ngữ xuất hiện khá nhiều lần. Vậy hai thuật ngữ này được định nghĩa như thế nào?

Sidebar là gì?

Sidebar là công cụ cho phép chúng ta dễ dàng tùy biến các thành phần của website như địa chỉ liên hệ, fanpage facebook, thêm những box nội dung như bài viết mới, danh mục sản phẩm,... mà không cần trải qua quá trình chỉnh sửa code phức tạp. Sidebar hiểu đơn giản là một cột nằm dọc trên website bao gồm nhiều thành phần nhỏ gọi là các widgets, có thể nằm bên trái hay phải hoặc cả hai của blog (phụ thuộc vào template).

Gadget là gì?

Theo định nghĩa, Gadget là một loại đối tượng kỹ thuật (thiết bị hoặc ứng dụng) có những chức năng cụ thể. Nếu tìm hiểu kỹ về hai thuật ngữ này thì ta có thể dễ dàng phát hiện ra rằng mục đích chung của Gadget và Widget là tương tự nhau. Chúng ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dùng máy tính dù chuyên hay không chuyên. Tuy nhiên, về phạm vi sử dụng cũng như tính khả dụng của chúng lại có sự khác biệt khá lớn.

Với Widget, bạn có thể sao chép chúng đến bất cứ nơi nào mà mã HTML được sử dụng, đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể đưa những Widget lên blog hoặc trang cá nhân trên các mạng xã hội của mình. Ngược lại, Gadget chỉ chạy trên những trang web cụ thể hoặc môi trường mà chúng được thiết kế. Lý do là vì sở hữu bản quyền trí tuệ của các hãng. Chính vì thế, bạn không thể "bê" hay "vác" Gadget đến những nơi mình muốn.

Gadget là gì?

Xét về tính khả dụng, nếu so sánh kỹ, bạn sẽ nhận ra Widget có tính khả dụng cao hơn hẳn. Ví dụ điển hình là Yahoo! Widget, tự bản thân chúng đã là các chương trình tự thực thi. Nghĩa là, nếu muốn dùng, bạn chỉ cần click chuột là Widget sẽ chạy. Còn đối với các Gadget, bạn sẽ phải trải qua một số bước cài đặt trước khi dùng chúng, mà Google Gadget là một ví dụ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Widget, Sidebar và Gadget. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích!