Wto là gì ? Những điều cần biết về tổ chức quốc tế này ?

Mình đang làm khóa luận tốt nghiệp về WTO và những thông tin liên quan đến tổ chức quốc tế này như: wto là gì, nguồn gốc, lịch sử hình thành, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, các hiệp định liên quan đến hoạt động của tổ chức này,....Bạn nào có thể khái quát giúp mình được không ?


Wto là gì ? Những điều cần biết về tổ chức quốc tế này ?

wto là gì

WTO là gì ?

WTO là ba chữ cái đầu viết tắt của cụm từ World Trade Organization, nghĩa Tiếng Việt là Tổ chức thương mại Thế giới, có trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ. Được thành lập từ năm 2004, Tổ chức thương mại thế giới có chức năng kiểm soát việc thi hành các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên, sự ra đời của WTO góp phần giảm thiểu và xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các nước, tạo ra sự tự do hóa thương mại. 

Tính đến năm 2014, tổ chức này có 160 thành viên thuộc nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, các nước thành viên sẽ được hưởng những quyền lợi riêng khi tham gia vào tổ chức này. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào 11/2006 sau 12 năm đàm phán. 

WTO có nguồn gốc từ tổ chức tiền thân có tên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( tên tiếng Anh là The General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Ở thời điểm đó, đây là tổ chức đầu tiên hoạt động với mục đích duy trì các nguyên tắc đàm phán thương mại giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. GATT có tính chất như một hiệp ước những WTO ra đời mang sứ mệnh của một tổ chức quốc tế. 

Mục tiêu và chức năng hoạt động của WTO

Là tổ chức thương mại Thế giới, WTO ra đời mang trên mình ba mục tiêu sứ mệnh chủ yếu:
 
Đẩy mạnh tăng trưởng thương mại đặc biệt là phân khúc hàng hóa và dịch vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới, từ đó tạo ra nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định và bảo vệ môi trường. 

Thúc đẩy các thể chế thị trường phát triển, giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại và bất đồng phát sinh giữa các thành viên trong tổ chức theo Công pháp quốc tế. Tạo ra sự bình đẳng về lợi ích giữa tất cả các nước phát triển và các nước kém phát triển. 

Gia tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo công ăn việc làm cho công dân toàn bộ các nước thành viên, đảm bảo được những quyền lợi và tiêu chuẩn lao động ở mức tối thiểu nhất. 

wto là gì

Thể theo Hiệp định Marrakesh, WTO có 4 chức năng cơ bản sau đây:

Dựa trên việc tuân thủ các thỏa thuận thương mại đa phương và các hiệp định giữa nhiều bên liên quan. Tạo mọi điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế. 

Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên trên cơ sở tuân thủ các Hiệp định thương mại đa phương cũng như các hiệp định của WTO
WTO đảm bảo quá trình thực hiện các mục tiêu tự do hóa thương mại và việc tuân thủ các hiệp định WTO một cách tốt nhất. Đồng thời là cơ chế kiểm tra và rà soát các chính sách thương mại của các nước thành viên

Thực hiện hợp tác giữa các tổ chức quốc tế khác trên thế giới, tạo điều kiện tốt nhất cho các thành viên trong tổ chức cùng phát triển.

Nguyên tắc hoạt động của WTO

WTO hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản gồm:

  • Không phân biệt đối xử: sự bình đẳng của các quốc gia phải được quy định trong quy chế. Tất cả các nước đều có quyền được ký kết các hiệp định thương mại song phương và các hiệp định của tổ chức WTO. Tất cả các sản phẩm có nguồn gốc ở nước ngoài cũng như trong nước đều phải được đối xử bình đẳng với nhau. 
  • Tự do hóa thương mại: từng bước thực hiện tự do hóa thương mại bằng các cuộc đàm phán. Thực hiện các chính sách giảm thuế và xóa bỏ các rào cản về mặt thương mại. Không được phép tăng thuế khi chưa có sự cho phép của các thành viên trong tổ chức. Thực hiện lộ trình tự do hóa từng bước bằng việc thay đổi từ từ các chính sách thương mại của từng quốc gia.
  • Tăng cường tính ổn định và minh bạch thương mại: điều tiên quyết mà mỗi quốc gia cần tuân thủ là luôn minh bạch, ổn định và dễ dự đoán trong thị trường thương mại. Đảm bảo tuân thủ đúng các cam kết được thỏa thuận, trong trường hợp có bất kỳ sửa đổi nào đều phải có sự thống nhất giữa hai bên và phải được cả hai bên chấp nhận. 
  • Cạnh tranh bình đẳng phải được thúc đẩy mọi lúc mọi nơi: ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc ban hành các quy định về chống bán phá hóa, tự vệ, trợ cấp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, mở, bình đẳng. 
  • Thúc đẩy phát triển và cải cách kinh tế: đối xử bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Có những sự trợ giúp đặc biệt, nới lỏng các hiệp định để các nước đang phát triển có cơ hội vươn lên.

wto là gì
Các thành viên của WTO

Các hiệp định của WTO

Thống kê đến thời điểm hiện tại, WTO có khoảng 30 hiệp định đã được các thành viên trên toàn thế giới ký kết, có thể nêu ra các hiệp định chính sau: 

  • General Agreement of Tariffs and Trade: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) 
  • Trade-related aspects of intellectual property Rights: Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) 
  • Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) General Agreement on Trade in Services
  • Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng(SCM) Agreement on Subsidies and Countervailing Measures
  • Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) The Agreement on Trade-Related Investment Measures
  • Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) Agreement on Textiles and Clothing
  • Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) Agreement on Agriculture
  • Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADP) Agreement on Anti Dumping
  • Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) Agreement on Textiles and Clothing
  • Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu (ILP) Agreement on Import Licensing Procedures
  • Hiệp định về Tự vệ (SG) Agreement on Safeguard Measures
  • Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT) Agreement on Technical Barries to Trade
  • Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures
  • Hiệp định về Định giá Hải quan (ACV) Agreement on Customs Valuation
  • Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT) Agreement on Technical Barries to Trade
  • Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển (PSI) Agreement on Pre-Shipment Inspection
  • Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO) Agreement on Rules of Origin
  • Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp (DSU) Agreement on Dispute Settlement Understanding

Đến đây thì chắc bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi WTO là gì rồi đúng không nào. Trên đây chỉ là những nội dung tóm lược nhất của tổ chức thương mại Quốc tế WTO. Còn rất nhiều các vấn đề khác liên quan đến tổ chức này, bạn tìm hiểu kĩ hơn bằng các nguồn tài liệu khác nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu chia sẻ này.