Case study là gì? Bạn đã hiểu hết về case study chưa?

Môi trường học cho tới nay đang ngày càng được đổi mới và phát triển mở rộng. Đi kèm theo đó, phương pháp mang tên “case study” cũng đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến bởi tính ứng dụng của chúng. Vậy bạn đã thật sự hiểu về phương pháp mới lạ này hay chưa? Case study là gì? 

Case study là gì?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản nhất về case study là gì nhé!

Case Study là gì ?

Xét về mặt khái niệm, Case Study hay còn gọi là Case method là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình . Phương pháp học này sẽ đưa người học vào trong một tình huống cụ thể có thật và họ sẽ được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống tương đương ấy. Như vậy, bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng phương pháp học Case Study có thể là bất kì chủ đề gì. Tuy nhiên, chủ đề được đề cập nhiều nhất cho tới nay đó là Case Study Marketing !

Case Study là gì ?

Nguồn gốc của CASE STUDY

Cho tới nay, nguồn gốc ra đời của case study vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Người ta tin rằng, Case Study lần đầu được giới thiệu bởi Frederic Le Play trong lĩnh vực khoa học xã hội vào năm 1829, với nội dung là để thống kê trong nghiên cứu của ông về ngân sách gia đình. Tại Trường Đại Học Luật Harvard vào năm 1870, Christopher Langdell đã từ bỏ phương pháp tiếp cận giảng dạy và ghi chép truyền thống để trở về dạy luật hợp đồng và bắt đầu sử dụng các vụ kiện trước tòa án để làm cơ sở thảo luận trong lớp. Cho tới năm 1920, Case Study đã trở thành phương thức tiếp cận sư phạm nổi trội được sử dụng bởi các trường luật ở Hoa Kỳ và ngay sau đó được ứng dụng tại trường kinh doanh của Harvard.

Nguồn gốc của CASE STUDY

Tính ứng dụng của Case Study

Trong nền tảng giáo dục, vì vị trí của Case Study thường được coi là nằm giữa lý thuyết và thực tế nên Case Study được cho là cách thức tối ưu nhất để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức. Đồng thời nó cũng là phương pháp học được áp dụng phổ biến tại cái trường đại học kinh doanh hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, M.I.T.  Khi giải Case Study, người làm không chỉ cần có một hệ thống kiến thức nền tảng đầy đủ mà còn phải biết áp dụng được các kỹ năng mềm cần thiết của một chiến lược gia, Case Study hiện tại còn được sử dụng trong quá trình tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia và những chứng chỉ quốc tế như ACCA hay CFA.

Ưu điểm của Case Study

  • Tính hấp dẫn

  • Tính cập nhật

  • Tính điển hình và đại diện

  • Phù hợp để học tập trên cơ sở hệ thống kiến thức nền đầy đủ

  • Cách thức tối ưu nhất (nếu có thể thực hiện được) để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức lý thuyết.

  • Đối với những sinh viên chuyên ngành kinh tế, học tập qua nghiên cứu trường hợp điển hình giúp người học hoàn thiện kỹ năng phân tích và những kỹ năng khác cần có của người quản lý.

Case Study là cách học không những hay mà còn khá hiệu quả, nó giúp bạn liên tưởng tới các sự việc thực tế xảy ra được ghi chép lại nên dễ hiểu hơn. Chỉ cần lên Google và gõ thêm chữ Case Study vào đầu từ khóa bạn muốn tìm kiếm là sẽ ra rất nhiều thông tin hữu ích cho việc học của bạn.

Ưu điểm của Case Study

Nếu bạn muốn tiếp cận được case study để phục vụ học hành thì có thể hiện các bước sau:

Bước 1: Hãy xác định lĩnh vực mà bạn muốn tìm case study

Bước 2: Xác định cụ thể hơn nữa case study bạn đang tìm thuộc phần nào trong lĩnh vực đó.

Bước 3: Xác định chuyên mục bạn muốn tìm thực sự về case study.

Bước 4: Search Google lĩnh vực bạn muốn tìm với keyword thực sự ngắn gọn, và thêm đuôi là các báo điện tử nổi tiếng. (Nếu bạn muốn nghiên cứu thêm xoay quanh các ý kiến trái chiều về case study đó, bạn có thể tìm thêm qua Google nhờ vào các keyword liên quan.)

Bước 5: Lập 1 file excel ghi rõ các nguồn và những kiến thức bạn lượm lặt được từ case study.

Bước 6: Ctrl + S file excel đó lại và note ra giấy nếu bạn muốn.

Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu các case study về các lĩnh vực khó như chính trị, số liệu kinh tế, hay các tranh chấp của các tập đoàn lớn? Hãy nhớ đừng có tìm theo các keyword đơn giản trên Google, hãy tìm các keyword liên quan. Đối với các vấn đề nhạy cảm, hãy chăm chỉ vào các website, blog của những người nổi tiếng để bàn luận hoặc viết về vấn đề đó bởi quá trình trao đổi thông tin và các topic sẽ giúp bạn kiếm được các case study cực thú vị và hiếm.

Điểm nhấn cho các bạn khi học theo case study, chính là lập một danh mục các case study đã tìm hiểu và lưu trữ nó lại làm bảo bối cho riêng mình. Tích lũy như vậy, bạn là là chủ một kho báu case study thiết thực, và có thể lục lại bất cứ khi cần. Một gợi ý nhỏ nữa cho những ai đang là sinh viên đó là nên trao đổi case study với nhau thay vì tìm kiếm riêng lẻ, không hiệu quả, các bạn hãy chia nhau các lĩnh vực, đề tài, từ đó sẽ có lượng case study đa dạng và phong phú.

HỌC CASE STUDY QUA ĐÂU?

Như đã nói ở trên, Case Study được sử dụng khá nhiều tại các trường đại học lớn như Harvard, vì vậy, nguồn Case Study sẽ thường được lấy từ đây, hoặc thậm chí bạn sẽ phải mua Case Study quý với giá không hề rẻ một chút nào của các chuyên gia kinh tế hàng đầu. Hiện tại Harvard có một trang chuyên cung cấp Case Study là: Harvard Business Review, tất nhiên là không hề miễn phí.

Trước khi tìm hiểu về Case Study, chúng tôi khuyên bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức nền tảng và dần dần học cách tiếp cận với Case Study. Bạn có thể tham khảo đọc các tài liệu về Case Study mà chúng tôi giới thiệu ở đây, cuốn sách được biên tập bởi các chuyên gia hàng đầu về kinh tế cũng như theo dõi group và website của chúng tôi để không chỉ có thêm những kiến thức về Case Study mà còn được tiếp cận với nhiều Case Study quý từ những trường đại học hàng đầu nước Mỹ.

HỌC CASE STUDY QUA ĐÂU?

Cách trình bày một Case Study trên trang chủ của bạn

Cung cấp cho khách truy cập trang web về các bằng chứng để khách hàng hài lòng và hiểu hơn về doanh nghiệp. Trang chủ của bạn là nơi hoàn hảo để làm điều này. Có một số cách bạn có thể đặt các Case Study trong kinh doanh lên trang chủ của mình:

  • Báo giá / lời chứng thực của khách hàng

  • Call- to-action (CTA) để xem các Case Study cụ thể

  • Call- to-action (CTA) dẫn đến trang Case Study của bạn

Bên cạnh đó, Chuyên gia Marketer trên toàn thế giới đồng ý rằng Marketing theo hướng cá nhân hóa đang là xu hướng. Bạn có thể sử dụng phương pháp Case Study của mình mạnh mẽ hơn nếu bạn tìm cách để làm cho chúng kết nối được với khách truy cập trang web. Mọi người thường có phản ứng và chú ý tới những thứ họ quen thuộc hơn. Ví dụ giới thiệu một người từ London với Case Study tại New York có lẽ không gây thuyết phục như Case Study marketing quốc tế tại nước Anh. Hoặc bạn có thể điều chỉnh Case Study của mình theo ngành hoặc quy mô doanh nghiệp cho người đọc tiện theo dõi và áp dụng cho chính họ.

Hubspot muốn kiểm tra xem những lời chứng thực trên trang landing có ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi tại Anh hay không. Trang bên trái là trang mặc định hiển thị dành cho khách hàng truy cập ngoài nước Anh. Trang bên phải có đi kèm với một lời chứng thực từ khách hàng, chỉ hiển thị với các IP từ nước Anh.

Viết bài đăng trên blog về các mẫu Case Study

Khi bạn hoàn thiện một case study thì sẽ hợp lý hơn cả khi tiếp theo sẽ là viết một bài đăng blog để trình bày với độc giả của bạn về nó. Bí quyết cho cách viết case study là xác định và viết theo nhu cầu của khán giả. Vì vậy, thay vì đặt tiêu đề bài viết của bạn “Case Study: Luận điểm X”, bạn có thể viết về một khó khăn, vấn đề cụ thể hoặc thách thức công ty đã vượt qua, và sau đó sử dụng case study của công ty đó để minh họa các vấn đề đã được giải quyết như thế nào. Tốt nhất là không đưa công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn làm trọng tâm của bài viết, thay vào đó, hãy quan tâm tới những khó khăn của khách hàng và cách vượt qua.

Ví dụ: nếu chúng tôi có Case Study cho thấy việc tạo ra gấp đôi khách hàng tiềm năng nhờ một công cụ Marketing tự động mới của chúng tôi, bài đăng trên blog của có thể là: “Làm thế nào để tăng gấp đôi khách hàng với tự động hóa Marketing [Case Study]”. Bài đăng bao gồm các số liệu thống kê, các mẹo thực hành, cũng như một số ví dụ minh họa từ Case Study đó.

Viết bài đăng trên blog về các mẫu Case Study

Tạo video từ các Case Study

Các dịch vụ về Internet đang ngày càng được nâng cấp và cải thiện một cách rõ rệt và kết quả là mọi người ngày càng tiêu thụ nhiều nội dung video hơn trước. Có thể dễ dàng thấy khách hàng có khả năng xem một video hơn là dành thời gian đọc một bài phân tích Case Study dài. Nếu bạn có đầy đủ các thông tin hãy thử tạo cho mình một chiếc video để tự học bởi việc tạo video về Case Study sẽ là một cách thực sự mạnh mẽ để truyền đạt giá trị.

Các nghiên cứu điển hình về truyền thông xã hội

Case Study là một tài liệu chia sẻ trên mạng xã hội rất phù hợp ở khá nhiều lĩnh vực như:

  • Chia sẻ cho nhau các liên kết đến nghiên cứu điển hình và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng. Bí quyết ở đây là phải đăng các Case Study của bạn theo cách thu hút, thay vì chỉ là một thông điệp chung chung. Đặc biệt hãy chắc chắn rằng bạn đang truyền đạt đúng về vấn đề người dùng đang quan tâm, hay cách gỡ rối được một khó khăn, hoặc đưa các số liệu lên trên bài post để thu hút sự chú ý

  • Cập nhật hình ảnh bìa của bạn trên Twitter / Facebook.

  • Thêm Case Study của bạn vào danh sách các ấn phẩm trên LinkedIn.

  • Chia sẻ Case Study của vào các nhóm có liên quan.

  • Target Case Study của bạn vào khách hàng mục tiêu trên Facebook.