EQ là gì? EQ hay IQ quan trọng hơn ? EQ có những thành phần nào ?

Ngày nay các nhà tuyển dụng rất quan trọng chỉ số EQ của nhân sự. Một số trung tâm giáo dục, hội đoàn cũng đã bắt đầu có chương trình đào tạo Eq. Vậy, Eq là gì? EQ hay IQ quan trọng hơn ? Eq có những thành phần nào ? Lý do mà các nhà tuyển dụng quan tâm đến eq của ứng viên ?

Eq là gì? Thông tin tổng quát về eq
 

EQ là gì?

EQ (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Emotional Quotient), dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc của con người. EQ có thể được đo lường với một con số cụ thể, nó thể hiện trí tưởng tượng, sáng tạo của một người. Người có EQ càng cao thì càng có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc rất tốt. Và do vậy, họ thường trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Cũng tương tự như IQ, chỉ số EQ sẽ được người ta đánh giá qua các bài kiểm tra EQ.

EQ hay IQ quan trọng hơn ?

Thực ra trước đây, người ta thường quan tâm đến IQ hơn. Từ các ông bố, bà mẹ sớm đã muốn con mình trở nên thông minh hơn người khác, hay các nhà tuyển dụng đều muốn lựa chọn những ứng viên thông minh, trí tuệ vượt trội. Tuy nhiên hiện nay, xã hội ngày càng xem trọng EQ nhiều hơn IQ bởi lẽ đó là một trong những yếu tố không thể thiếu của một con người thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống.

Một kết quả nghiên cứu khá bất ngờ được đưa ra trong quyển sách “Trí tuệ cảm xúc là gì”? của Bressert đó là : “Chỉ với IQ (chỉ số thông minh) thì chưa đủ mà phải có thêm EQ. Nhiều nhà tâm lý học đều thống nhất cao trong công thức làm nên thành công, trong đó IQ chỉ chiếm 10% ( và cao nhất là 25%), còn lại phụ thuộc đa phần và EQ và những yếu tố khác” .

eq là gì

EQ có những thành phần nào ?

Khả năng am hiểu chính mình : 

Đó là những kiến thức về các trạng thái bên trong như sở thích, nguồn lực và trực giác.

Năng lực kiểm soát chính mình: 

Đó là bạn có việc quản lý và kiểm soát những trạng thái, các xung động và nguồn lực của bản thân.

Động lực: 

Đó là những cảm xúc tích cực, có tác dụng dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu nào đó mà bạn đặt ra.

Kỹ năng xã hội: 

Có khả năng gợi ra những phản ứng mà mình mong muốn bên trong người khác.

Cảm thông: 

Là những mối quan tâm đối với người khác, hay còn gọi là có khả năng am hiểu cảm xúc.

Lý do mà các nhà tuyển dụng quan tâm đến EQ của ứng viên

Những người có EQ cao sẽ có lợi thế hơn, đó là:

Có tinh thần sống lạc quan hơn :

Mặc dù rơi vào bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào đi nữa thì người có EQ cao cũng không có thói quen than thân trách phận. Và thay vào đó, việc tìm phương pháp gỡ rối sẽ chiếm nhiều thời gian của họ hơn. Không phải là họ sống xa rời thực tế, không nhận biết được thử thách mà đó là họ không muốn bản thân mình quá chìm đắm trong tuyệt vọng, làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại của mình.

Có cách sống bao dung, vị tha :

Những người này không có khái niệm nuôi thù hận hay trả thù. Họ luôn kiểm soát được cảm xúc của mình một cách tốt nhất, không để những hận thù, ân oán cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc. Có thể nói, dù gọi là cảm xúc nhưng đây xét kỹ lại thì phần sống lý trí của họ rất mạnh mẽ. Họ sẽ chấp nhận những bài học đắt giá mà không cảm thấy ấm ức hay thù hằn, ngược lại họ bao dung và bình thản để tìm ra cách vượt qua khó khăn, bắt đầu những điều mới mẻ. Đây chính là yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Có thể tạo động lực cho mình và người khác

Những người có EQ cao luôn có thói quen tự động viên và khuyến khích bản thân mình để vượt qua khó khăn mỗi ngày. Với họ, mỗi thử thách là một trải nghiệm mới và đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm. Nếu họ gặp chuyện ngoài ý muốn thì cũng không nản lòng và tự hoàn thiện mình, phát triển mình mỗi ngày để có thể đạt đến thành công lớn trong tương lai. Ngoài ra, họ còn biết truyền cảm hứng và nguồn năng lượng từ bản thân sang cho người khác, giúp họ có cái nhìn tích cực và mới mẻ hơn trong cuộc sống. Vì thế, những người có EQ cao thường có tham vọng cao, do đó họ cũng có cơ hội thăng tiến vượt bậc hơn người khác.

Có năng suất làm việc cao :

Theo các nghiên cứu về EQ thì năng lực cảm xúc quan trọng gấp 2 lần trình độ, kiến thức chuyên môn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 6 năng lực đứng đầu là tiêu chí phân biệt những người làm việc có hiệu suất cao vs những người làm việc bình thường đó là:
- Tư duy khái niệm.
- Khả năng phân tích logic
- Có tiêu chuẩn thành công cao và có khát khao đạt thành công
- Khả năng truyền cảm hứng.
- Đi đầu trong những thử thách
- Tự tin.

Có tinh thần trách nhiệm cao :

Đối với cuộc sống hay công việc, họ là những người dám đứng ra nhận trách nhiệm chứ không hề đổ lỗi cho người khác. Đó chính là bản lĩnh đương đầu với thử thách mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở những người có EQ cao.

Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ về EQ là gì và những lợi thế mà người có EQ cao sở hữu. Thực tế, nhiều tập đoàn lớn hiện nay trên thế giới đang tập trung phát triển EQ của đội ngũ nhân lực như Pepsico, Sheraton hay Amadori, … Điều đó cho thấy những ứng viên có EQ cao luôn được xem trọng và đánh giá cao.