FDI là gì? Hình thức của Fdi có khác với ODA không?

Tôi được biết nền kinh tế của Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn FDI. Vậy, nguồn vốn Fdi là gì? Đặc điểm của fdi? Hình thức của fdi? Fdi có khác với ODA không? Đánh giá ưu điểm và hạn chế của fdi tại Việt Nam? Cùng wikihoidap.org tìm hiểu nhé

 


 

Fdi là gì?

Fdi (viết tắt của Foreign Direct Investment) là một thuật ngữ pháp lý để chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong hoạt động kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp FDI bao gồm:

- Doanh nghiệp có vốn 100% là của nhà đầu tư nước ngoài.

- Doanh nghiệp trong nước có liên doanh với đối tác nước ngoài.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư năm 2014 với các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

Một số đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp FDI đó là:

- Là hình thức đầu tư mở rộng thị trường của doanh nghiệp, công ty đa quốc gia.

- Xác lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tại nước được đầu tư. Có sự xác lập quyền sở hữu và quyền quản lý đối với nguồn vốn đầu tư.

- Có sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước được đầu tư.

  • Xem thêm: GDP là gì? Công thức tính. Ý nghĩa và tầm quan trọng của GDP

FDI và ODA có khác nhau không?

FDI và ODA là 2 hình thức làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ vốn nước ngoài nhưng có sự khác nhau:

- FDI: là hình thức tăng ngân sách nhà nước bằng cách thu hút đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài dài hạn ở Việt Nam thông qua việc họ thành lập các công ty sản xuất, kinh doanh.

- ODA (Official Development Assistance) : là hình thức bổ sung ngân sách Nhà nước bằng cách đi vay nước ngoài, các khoản vay ODA không có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp với thời gian vay dài hạn. Khoản đầu tư này còn gọi là viện trợ với mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nước có mức thu nhập thấp, kém phát triển.

Trong các giai đoạn phát triển, Việt Nam đã nhận được tài trợ ODA của nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Ngân hàng thế giới, Liên minh Châu Âu. Trong đó, Ngân hàng thế giới (World Bank) là một trong những nguồn cung cấp ODA lớn nhất và Thụy Điển là nước viện trợ sớm nhất cho Việt Nam.

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của FDI tại Việt Nam

Ưu điểm của FDI

+ Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam góp phần làm tăng vốn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi cho người dân.

+ Doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý của các quốc gia tiên tiến, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việt Nam đã hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực viễn thông, điện tử, hoá chất, khai thác dầu khí và một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước.

+ Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng mạng lưới sản xuất toàn cầu.

+ Tại Việt Nam, nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã trở thành sự cạnh tranh mới trong thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới tư duy và phương thức kinh doanh để cho ra những sản phẩm chất lượng, mang tầm quốc tế mới có thể tồn tại. Điều đó tạo nên môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh, bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Tăng việc làm cho người dân, góp phần giải quyết vấn đề lao động bị thất nghiệp.

+ Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước mà không phải gánh nặng nợ vay cho chính phủ, cũng như việc phải chấp nhận các điều kiện về chính trị, kinh tế của các nước khác như hình thức ODA. Chính vì vậy, FDI là hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài được cho là ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Việt Nam cũng đang có những chính sách tận dụng, khai thác triệt để hình thức đầu tư này.

+ Việc rút vốn đầu tư không dễ nên việc đầu tư tại nước sở tại có sự ổn định lâu dài. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh mẽ làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư về các mặt như: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu đầu tư, …

FDI là gì

FDI đem lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế, xã hội

Hạn chế của FDI

- Khi đầu tư fdi, chủ đầu tư không chỉ góp vốn mà còn tham gia quản lí dự án đó. Tuy nhiên, do sự khác biệt về phong tục, tập quán kinh doanh nên đôi khi việc quản lý đó không phát huy được hiệu quả.

- Cơ chế chính sách, khung pháp lý chưa gây được sự thu hút mạnh mẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài như: biến động về chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính chưa thật sự hiệu quả, chính sách về đất đai, … dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư của các cá nhân, tổ chức.

Những chia sẻ trên về fdi là gì và những thông tin cần biết về fdi. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc về việc cung cấp các kiến thức kinh tế, xã hội cần thiết.