IPS là gì? Công nghệ IPS và những đặc điểm của nó

Những từ  viết tắt từ chữ đầu là một cách viết tắt dùng chữ đầu tiên của vài từ và mỗi từ đó bạn có thể hiểu theo nhiều cách. Nếu tôi nói với bạn là “CLGT” thì bạn sẽ hiểu là gì? Thực chất đơn giản tôi cần lời giải thích của bạn thôi nhưng bạn có thể hiểu theo một cách nào đó. Vậy còn từ IPS thể hiện điều gì, nó có ý nghĩa như thế nào?

IPS là gì? Công nghệ IPS và những đặc điểm của nó

 

IPS là tên của công nghệ màn hình. Và những điều bạn cần biết về nó.

Công nghệ IPS là gì?

IPS (viết tắt của cụm từ tiếng Anh In-plane Switching) là một công nghệ hình ảnh được áp dụng trên các màn hình LCD.Nó gồm các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc.

Công nghệ màn hình IPS được phát triển bởi hãng Hitachi vào năm 1996. Mục đính là để khắc phục những nhược điểm cố hữu của công nghệ TN (twisted nematic field effect) vốn được áp dụng rộng rãi trên các màn hình LCD trong những năm 1980 và 1990. Chính khoảng thời gian này, thời điểm bắt đầu của kỷ nguyên màn hình IPS. LG cùng nhiều công ty lớn khác ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã tiếp nhận và bắt đầu sử dụng công nghệ này.

Công nghệ IPS là gì?

Ưu điểm của màn hình IPS như thế nào?

  • Màn hình IPS tái hiện hình ảnh rõ ràng, màu sắc chính xác. Bạn sẽ được những gì bạn muốn một cách tuyệt vời nhất.

  • Góc nhìn của màn hình  rộng lên tới 178 độ so với phương ngang.Góc nhìn màn hình được mở rộng như vậy, thì dù  ban không nhất thiết phải ngồi trực diện vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh. Và khi bạnnhìn ở góc hẹp, các chi tiết trên màn hình IPS không bị biến đổi quá nhiều

  • Không giống như công nghệ TN trước thì IPS không hiện sáng màn hình khi chạm vào. Và điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các thiết bị cảm ứng như smartphone hay tablet của bạn.

Nhược điểm của màn hình IPS là như thế nào?

So với màn hình TN truyền thống thì màn hình  IPS

  • tiêu tốn điện năng hơn khoảng 15%.

  • Chi phí sản xuất tấm nền IPS cũng đắt hơn

Nhược điểm của màn hình IPS là như thế nào?

Công nghệ tấm nền IPS dành cho ai?

  • Người dùng đòi hỏi hình ảnh chất lượng cao, có thể là công việc chuyên về đồ hoạ Công nghệ IPS là yếu tố quyết định màn hình lý tưởng để lựa chọn.

  • Đối với các chuyên gia sáng tạo, những người thường xuyên sử dụng phần mềm và ứng dụng, sự hiển thị màu chính xác và rõ ràng thì các tấm nền IPS là điều bạn cần đấy.

  • Lý tưởng cho các cuộc thảo luận nhóm.Với góc nhìn rộng, mọi người sẽ có thể nhìn thấy màu sắc và hình ảnh rõ ràng, bất kể đang ngồi hay đang đứng.

  • Đối với nhu cầu giải trí gia đình, các tấm nền IPS cung cấp tốt cả về chất lượng hình ảnh rõ nét và cả  thời gian phản hồi ổn định. Việc các thành viên trong gia đình lướt web, mua sắm trực tuyến, xem phim, xem chương trình... rất phù hợp

Công nghệ tấm nền IPS dành cho ai?

Những sản phẩm được ứng dụng công nghệ IPS bao gồm?

Ngày nay, công nghệ màn hình IPS đang dẫn đầu khi được sử dụng phần lớn trên các thiết bị di động như smartphone, tablet. Công nghệ IPS dẫn đầu công nghệ được sử dụng rất nhiều trong Smartphones , máy tính bảng và Tivi LG từ Sony, Oppo, Apple… từ giá rẻ đến giá cao.Có thể kể đến như:

  • Đối với dòng sản phẩm điện thoại cao cấp có: Bkav Bphone, Sony Xperia Z3,iPhone 6, 6 Plus, LG G4, iPhone 6s…

  • Đối với dòng sản phẩm điện thoại giá rẻ và trung có: Mobiistar Bean 412C, Oppo Joy,Asus Zenfone 2, Microsoft Lumia 540, Asus Zenfone 4 A450,Lenovo Phab…

  • Đối với dòng sản phẩm máy tính bảng cao cấp có:: iPad Air 2, Pad mini 4, Lenovo MiiX3-1030, Asus Zenpad 8 Z380…

  • Đối với dòng sản phẩm máy tính bảng giá rẻ và trung có: Lenovo IdeaTab A7-50,, Lenovo Tab 2 A7-30, Archos 80c Xenon..

IPS là tên của hệ thống ngăn ngừa xâm nhập cùng những thông tin bạn nên biết.

Khái niệm

IPS là từ viết tắt của từ “Intrusion Prevention Systems” - “Hệ thống ngăn ngừa xâm nhập” là một kỹ thuật mà nó là sự kết hợp các ưu điểm của kỹ thuật tường lửa với hệ thống phát hiện xâm nhập IDS, có khả nǎng phát hiện các cuộc tấn công và tự động ngǎn chặn các cuộc tấn công nhằm vào điểm yếu của hệ thống.

IPS là tên của hệ thống ngăn ngừa xâm nhập cùng những thông tin bạn nên biết.

Chức năng chính của IPS:

Xác định các hoạt động nguy hại, lưu giữ các thông tin này. Sau đó kết hợp với firewall để dừng ngay các hoạt động này, và cuối cùng đưa ra các báo cáo chi tiết về các hoạt động xâm nhập trái phép trên.

Hãy tưởng tượng,  IPS sẽ  hoạt động giống như một người bảo vệ gác cổng cho một khu dân cư,tòa nhà nào đó. Người đó sẽ có nhiệm vụ gì? Việc bạn ra vào thì cần đến  sự cho phép và từ chối truy nhập thông qua cơ sở các uỷ nhiệm và tập quy tắc nội quy nào đó. Nhưng nếu có kẽ hở để bạn vào thì việc phát hiện và tống cổ, ngăn chặn những việc bạn làm xấu của bạn sẽ  là điều mà người đó sẽ thực hiện.Hệ thống IPS được xem là trường hợp mở rộng của hệ thống IDS, cách thức hoạt động cũng như đặc điểm của 2 hệ thống này tương tự nhau.

Phân loại các loại hệ thống ngăn ngừa xâm nhập

  • Hệ thống ngăn ngừa xâm nhập mạng: (NIPS – Network-based Intrusion Prevention) thường được triển khai trước hoặc sau firewall.

Nếu triển khai lúc:

  • Trước firewall là có thể bảo vệ được toàn bộ hệ thống bên trong kể cả firewall, vùng DMZ. Có thể giảm thiểu nguy cơ bị tấn công từ chối dịch vụ đối với firewall.

  • Sau firewall sẽ có thể phòng tránh được một số kiểu tấn công thông qua khai thác điểm yếu trên các thiết bị di động sử dụng VPN để kết nối vào bên trong.

  • Hệ thống ngăn ngừa xâm nhập host: (HIPS – Host-based Intrusion Prevention) thường được triển khai với mục đích phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động thâm nhập trên các host.

Việc  ngăn chặn ngay các tấn công, HIPS sử dụng công nghệ tương tự như các giải pháp antivirus.Và việc triển khai HIPS có thể giúp hệ thống:

  • Theo dõi các hoạt động bất thường đối với hệ thống.

  • Xác định ai đang tác động đến hệ thống và cách thức như thế nào, các hoạt động xâm nhập xảy ra tại vị trí nào trong cấu trúc mạng.

  • Tương tác với hệ thống firewall để ngăn chặn kip thời các hoạt động thâm nhập hệ thống.

Ưu điểm, nhược điểm của hệ thống ngăn ngừa xâm nhập

Ưu điểm:

  • Ngăn chặn kịp thời các tấn công đã biết hoặc chưa được biết

  • Cung cấp giải pháp bảo vệ toàn diện hơn đối với tài nguyên hệ thống

Nhược điểm:

  • Có thể gây ra tình trạng faulse positives - phát hiện nhầm khiến việc  không cho phép các truy cập hợp lệ tới hệ thống có thể xảy ra.

Bạn có thể hiểu rõ hơn về cụm từ “IPS” rồi nhỉ. Hy vọng bài viết sẽ có thêm nhiều kiến thức mới hơn nữa cho bạn.

Chúc bạn một ngày tốt lành và làm việc hiệu quả.