Kaizen là gì và những lợi ích từ việc áp dụng kaizen

Ngày nay, hàng loạt các công ty bao gồm cả các công ty Việt Nam lẫn quốc tế đã áp dụng những hoạt động mang tên Kaizen để cải tiến năng lực hoạt động cũng như lấy chúng là nền tảng của sự phát triển. Vậy hệ thống Kaizen là gì và có những lợi ích nào từ việc áp dụng kaizen?

Cùng Wikihoidap tìm câu trả lời nhé

Kaizen là gì và những lợi ích từ việc áp dụng kaizen

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Kaizen là gì và những lợi ích từ việc áp dụng kaizen qua bài viết dưới đây nhé!

Kaizen là gì?

Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật từ lâu. Thuật ngữ này được ghép bởi từ “kai” có nghĩa là thay đổi và từ “gien” có nghĩa là tốt hơn. Kaizen có nghĩa là “thay đổi để tốt hơn” hoặc có thể hiểu chung là sự “cải tiến”.

Kaizen không phải một sự kiện, nó là một quá trình kéo dài liên tục, liên tục và liên tục… những cải tiến trong Kaizen là những cải tiến nhỏ, mang tính chất tăng dần và quá trình Kaizen mang lại kết quả ấn tượng trong một thời gian dài.

Tại Nhật Bản, Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm. Trước kia, Kaizen chủ yếu được áp dụng trong các công ty sản xuất như Toyota, Canon, Honda… Sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong mọi công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và hiện nay, hầu hết các công ty của Nhật đều đang thực hiện Kaizen.

Xem thêm: BOD là gì? Những biện pháp liên quan đến BOD trong xử lí nước thải

Kaizen là gì?

Lợi ích của việc áp dụng phương pháp Kaizen là gì?

Việc truyền bá phương pháp Kaizen của Nhật Bản bắt đầu lan rộng từ những năm 1980 và đầu những năm 1990. Sau khi nhiều công ty lớn của Nhật thâu tóm được các công ty lớn ở Bắc Mỹ như Bridgestone tiếp quản Firestone, Sony tiếp quản hãng phim Columbia Pictures.

Chính thời điểm này, Kaizen cũng được biết đến như chìa khóa thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Hiện tại có rất nhiều công ty trên thế giới đang cố gắng áp dụng hiệu quả triết lý “cải tiến liên tục” của người Nhật nhằm đối phó với những thách thức về môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, khó khăn kinh tế tăng lên, sự phát triển liên tục của công nghệ và các thay đổi về văn hóa – xã hội.

Thành công đi đầu của hệ tư tưởng cải tiến Kaizen chính là việc áp dụng vào công ty Toyota. Toyota có khoảng 9 nhà máy tại Bắc Mỹ và cuối năm 2007 hãng tiếp tục mở một nhà máy mới ở Mississipi, sản xuất xe ô tô với đội ngũ công nhân người Mỹ có mức lương ngang bằng hoặc hơn so với các công ty sản xuất xe ô tô khác. Trong số đó, 75% các xe ô tô được lắp ráp tại Bắc Mỹ có bộ phận và nguyên liệu được sản xuất tại đây. Chỉ có khoảng 25% xe ô tô là nhập từ Nhật và các nơi khác. Vậy mà, Toyota vẫn kiếm hơn 14 tỉ USD vào năm 2006 trong khi các nhà sản xuất xe ô tô của Mỹ phải chuyển tới Trung Quốc và Ấn Độ để tiết kiệm chi phí?

Kaizen 5S là gì?

Để hiểu được Kaizen 5s là gì chúng ta cần biết 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp sếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng – nghĩa của phương pháp 5S Nhật Bản đơn giản với đúng bản chất tên gọi của chúng (Sàng lọc: loại ra những vật dụng không cần thiết, Sắp sếp: mọi vật đều được để ở một chỗ nhất định, Sạch sẽ: luôn luôn giữ sạch sẽ vị trí làm việc, Săn sóc: Duy trì thường xuyên những việc đã làm tốt, Sẵn sàng: Mọi người luôn thực hiện công việc với ý thức tự giác).

Mục đích chính của 5S là loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng.

Kaizen 5S là gì?

Chiến lược thuyết Kaizen là gì?

Khi nhận thức được tầm quan trọng của Kaizen, nhà quản lý hay nhân viên đều có thể đồng tâm để xây dựng văn hóa công ty theo chiến lược Kaizen:

1. Không để một ngày trôi qua mà không có cải tiến được đề xuất và thực hiện trong công ty.
2. Kaizen áp dụng trong chiến lược định hướng khách hàng, đồng thời đảm bảo mọi hoạt động quản lý và tăng sự hài lòng cho khách hàng.
3. Điều quan trọng hàng đầu là chất lượng, chứ không phải là lợi nhuận, một doanh nghiệp sẽ trở nên thịnh vượng khi và chỉ khi khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ mà họ hài lòng.
4. Thừa nhận rằng mọi công ty đều có điểm thiếu sót nên cần xây dựng văn hóa công ty để mọi nhân viên tự nhận thức một cách thoải mái những thiếu sót, để sẵn sàng đưa ra ý tưởng cải tiến.
5. Giải quyết công việc theo hướng phối hợp và theo hệ thống chức năng chéo.
6. Nhấn mạnh vào quá trình và thiết lập phương pháp tư duy định hướng vào cải tiến các quá trình.
7. Thiết lập một hệ thống quản lý, khuyến khích và đền đáp nỗ lực đóng góp ý tưởng cải tiến của tất cả mọi người.

Hy vọng rằng, trong tương lai, Kaizen sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam học tập và thực hiện hiệu quả. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

 

Nếu bạn đang làm việc trong các công ty Nhật Bản thì hẳn không hề thấy lạ lẫm với khái niệm kaizen. Ngày nay thì hàng loạt các công ty khác bao gồm cả Việt Nam lẫn quốc tế cũng đã áp dụng những hoạt động này để cải tiến năng lực hoạt động, cũng như lấy chúng là nền tảng của sự phát triển. Dành cho những bạn còn chưa hiểu rõ về khái niệm này, ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về kaizen thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Triết lý Kaizen là gì?

Kaizen là một triết lý sản xuất, là một hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm mục đích cả thiện môi trường làm việc cũng như cuộc sống của mỗi cá nhân. Kaizen gồm có rất nhiều chương trình, công cụ khác nhau để nâng cao chất lượng quản lý, giảm lãng phí trong sản suốt thông qua những cải tiến nhỏ nhặt nhưng có tính thường xuyên và liên tục.

Có thể nói Kaizen chính là cách tiếp cận từng bước để nâng cao năng suất của các công ty trong một thời gian dài. Nó là những cải tiến được áp dụng rất nhiều ở các công ty tại Nhật vì chúng nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý.

Mang lại hiệu quả cao, an toàn và lại tiết kiệm hơn là đầu tư mới chính là điểm tuyệt vời của việc ứng dụng Kaizen trong sản xuất.

Triết lý Kaizen là gì?

Các đặc điểm của Kaizen là gì?

• Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc.

• Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí.

• Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.

• Đặc biệc nhấn mạnh hoạt động nhóm.

• Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.

Do có đặc điểm như vậy nên quan điểm cơ b��n của Kaizen là:

• Những hoạt động hiện tại luôn có nhiều cơ hội để cải tiến

• Các phương tiện và phương pháp hiện tại có thể được cải tiến nếu có một nỗ lực nào đó

• Tích lũy những cải tiến nhỏ sẽ tạo ra một sự biến đổi lớn

• Lôi cuốn toàn thể công nhân viên tham gia

•  Áp dụng các đề xuất sáng kiến của mọi người

Các bước áp dụng triết lý Kaizen trong sản xuất

Các bước áp dụng triết lý Kaizen trong sản xuất

Việc thực hiện Kaizen trong sản xuất gồm có 4 bước cơ bản đó là:

Bước 1: Thực hiện các yêu cầu trong việc áp dụng Kaizen

Đây là điều kiện tiên quyết, cần phải sáng suốt trong việc áp dụng Kaizen. Chỉ sử dụng Kaizen cho những dây chuyền sản xuất nào thật sự cần đến chúng, nhận rõ được tầm quan trọng của chúng.

Trước tiên có thể áp dụng Kaizen cho một điểm nhất định từ đó mở rộng đến một dây chuyền rồi đến nhiều những dây chuyền sản xuất khác nhau.

Bước 2: Tiến hành giai đoạn 5S

Giai đoạn 5S là một giai đoạn cơ bản của triết lý Kaizen trong sản xuất. Giai đoạn 5S mang lại những kết quả thực hiện khá trực quan, rõ ràng nên chúng rất hiệu quả trong việc củng cố tinh thần nhân viên cũng như áp dụng Kaizencho toàn công ty.

Bước 3: Hoạt động theo quá trình sản xuất, được tiến hành cùng với giai đoạn 5S để mang

lại hiệu quả thông suốt cho dây chuyền sản xuất.

Bước 4: Áp dụng phương pháp quản lý trực quan.

Các cán bộ quản lý cũng như giám đốc sản xuất, những người có liên quan phải thường xuyên đến để thu thập các thông tin khác nhau ở khu vực sản xuất để có thể hiểu về quy trình thực hiện thực tế và cách làm việc ở khu vực sản xuất.

Kaizen thực hành gồm 10 công cụ thực hành

Các công cụ cơ bản

1.    PCDA thực hành

2.    5S thực hành

3.    Kaizen thực hành

4.    Industrial Engineering thực hành (IE)

5.    Kiểm soát chất lượng thực hành

6.    Hệ thống kiến nghị thực hành

7.    Nhóm chất lượng thực hành

Các công cụ nâng cao

8.    TQM thực hành

9.    JIT thực hành

10.  Duy trì sản xuất toàn diện thực hành

So sánh giữa Kaizen và đổi mới

Lưu ý

Đổi mới

KAIZEN

Tác dụng

Ngắn hạn nhưng tạo ấn tượng mạnh

Dài hạn, duy trì lâu bền nhưng không ấn tượng

Bước đi

Dài

Từng bước ngắn

Thay đổi

Đột ngột

Từng bước vững chắc

Liên quan đến

Một số người xuất sắc

Mọi người trong công ty

Các yêu cầu

Về đầu tư lớn

Về đầu tư nhỏ

Hướng về

Công nghệ

Con người

Các tiêu chuẩn đánh giá

Kết quả về lợi nhuận

Quá trình và mức phấn đấu

Lợi thế

Phù hợp với bước phát triển kinh tế nhanh

Phù hợp với bước phát triển kinh tế chậm