Lãi gộp là gì? Lợi nhuận thuần là gì? Lãi gộp có phải là lợi nhuận gộp hay không?

Lãi gộp là gì? Lợi nhuận thuần là gì? Lãi gộp có phải là lợi nhuận gộp hay không? Lợi nhuận là gì? So sánh lãi gộp và lãi ròng. Biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận biên là gì? Tỷ lệ lãi gộp là gì? Lợi nhuận thuần là gì?

Lãi gộp là gì? Lợi nhuận thuần là gì? Lãi gộp có phải là lợi nhuận gộp hay không? Lợi nhuận là gì? So sánh lãi gộp và lãi ròng. Biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận biên là gì? Tỷ lệ lãi gộp là gì? Lợi nhuận thuần là gì?

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể tính được lợi nhuận, phần lãi lỗ để căn chỉnh thương thức kinh doanh? Hiểu một vài thuật toán kế toán kinh tế như lãi gộp, lợi nhuận gộp, lãi ròng, biên lợi nhuận gộp, ... sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về tính toán trở nên nhanh chóng và chính xác hơn đó.

Lãi gộp là gì? Lãi gộp có phải là lợi nhuận gộp hay không?

Định nghĩa lãi gộp (lợi nhuận gộp)

Định nghĩa lãi gộp (lợi nhuận gộp)

Trên thực tế, lãi gộp và lợi nhuận gộp là một. Vì vậy, để tìm hiểu lãi gộp là gì cũng chính là bạn đang định nghĩa lợi nhuận gộp là gì? Nó là doanh thu còn lại sau khi trừ đi giá vốn của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp ( Một số người sử dụng tỷ lệ lãi gộp và lợi nhuận gộp thay thế hoặc sử dụng tỉ suất lợi nhuận gộp theo phần trăm doanh thu còn lại ).

Lợi nhuận gộp được thống kê trên báo cáo thu nhập qua nhiều bước trước khi khấu trừ phí bán hàng, chi phí quản lý chung, chi phí không hoạt động, lãi và lỗ.

Công thức tính lợi nhuận gộp

Cách tính lãi gộp được dựa trên công thức:

Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn sản phẩm ( dịch vụ ) bán ra

Chị Hoa có mở một cửa hàng thời trang. Để dễ dàng hơn cho việc tính toán lãi lỗ hàng tháng, chị ấy quyết định tìm ra cách tính lợi nhuận gộp của chị ấy đối với hàng hóa mà chị ấy đã bán. Trong file tính toán của mình, doanh thu trong quý là 20 triệu đồng. Gía vốn chị ấy đã bỏ ra là 12 triệu đồng. Vậy lợi nhuận gộp được tính như thế nào?

Chị Hoa đã dùng công thức tính như sau:

Công thức tính: Lợi nhuận gộp = doanh thu - số vốn đã bỏ ra

Như vậy ta có: Lợi nhuận gộp = 20.000.000 - 12.000.000 đồng = 8.000.000 đồng

Lợi nhuận là gì? So sánh lãi gộp và lãi ròng

Lợi nhuận: Là doanh thu còn lại sau khi tất cả các chi phí đã được khấu trừ. Khi chi phí bỏ ra ( tiền vốn) cao hơn doanh thu điều đó được gọi là thu lỗ.

So sánh lãi gộp và lãi ròng:

- Lãi gộp: Như đã nói ở trên, lợi nhuận gộp là những gì còn lại sau khi trừ chi phí sản xuất hoặc dịch vụ của bên người bán đã cung cấp. Công thức tính lãi gộp là: Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Chi phí hàng hóa đã bán.

- Lãi ròng: Là những gì còn lại sau khi trừ từ lợi nhuận gộp tất cả các chi phí hoạt động kinh doanh khác, chẳng hạn như lãi suất và thuế. Nói cách khác, nó là một phép tính bao gồm gần như tất cả các giao dịch tài chính trong doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, lợi nhuận ròng thuế không bao gồm các khoản thanh toán thuế như tính toán thuế dựa trên tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng của bạn, tức là số lợi nhuận ròng là cần thiết trước khi tính thuế có thể được thực hiện.

Lợi tức là gì?

Đây cũng là một trong những khái niệm về lợi nhuận. Bạn có thể hiểu lợi tức bao gồm lãi suất cổ tức cùng với phần lãi về vốn. Định nghĩa này chỉ được sử dụng trong thị trường chứng khoán, nó còn tùy thuộc khá nhiều về biến động chứng khoán tăng hoặc giảm trong một thời kỳ nhất định so với số vốn đã bỏ ra ban đầu.

Lợi tức là gì?

Biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận biên là gì?

- Biên lợi nhuận là hay còn gọi là lợi nhuận ngắn, được thể hiện dưới dạng phần trăm. Có rất nhiều người thắc mắc rằng biên lợi nhuận là gì và nó có phải là lợi nhuận biên hay không? Câu trả lời hoàn toàn là 1. Nó được định nghĩa là phần lợi nhuận chia cho doanh thu mà doanh nghiệp đó đã đạt được. Điều này cho thấy rằng có bao nhiêu lợi nhuận mà một doanh nghiệp đang kiếm được cho mỗi phần doanh thu.

Xem thêm: lợi nhuận ròng sau thuế là gì ?

Biên lợi nhuận có thể được tính bằng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp (trong trường hợp này sẽ được gọi là 'biên lợi nhuận gộp') hoặc lợi nhuận ròng (hoặc 'biên lợi nhuận ròng'). Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng là hai tỷ suất sinh lời riêng biệt được sử dụng để đánh giá sự ổn định tài chính của công ty.

- Biên lợi nhuận gộp là gì? Nó được hiểu đơn giản là thước đo của khả năng sinh lời trong đó tỷ lệ doanh thu vượt quá giá vốn sản phẩm. Khi con số này càng cao thì việc việc quản lý lợi nhuận sẽ càng hiệu quả hơn.

Tỷ lệ lãi gộp là gì?

Tỷ lệ lãi gộp là tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu sản phẩm, được tính dưới dạng phần trăm. Có nghĩa là, doanh số bán sản phẩm còn lại sau khi tất các các chi phí trực tiếp liên quan tới sản phẩm đã được thoanh toán. Tỷ suất lợi nhuận có tác dụng đo lường mức đô hiệu quả của một công ty ( doanh nghiệp hay cá nhân) để sản xuất và bán ra với có lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận gộp rất quan trọng bởi vì nó cho thấy cách mà các nhà đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận từ những hoạt động kinh doanh cốt lõi mà không tính đến các chi phí gián tiếp. Điều này mang lại cho nhà đầu tư một cái nhìn sâu sắc về mức độ thành công của họ.

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là gì?

Lãi thuần hay còn được gọi là lợi nhuận thuần. Nói một cách dễ hiểu nhất thì lãi thuần được tính bằng lợi nhuận gộp trừ đi các chi phí gián tiếp có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ như quảng cáo, đóng gói, vận chuyển,... (Xem thêm: COD là gì )

Để hiểu hơn về định nghĩa này, bạn cần phải biết thu nhập lãi thuần là gì? Hiểu một cách nôm na thì nó là sự chênh lệch giữa doanh thu được tạo ra từ tài sản của ngân hàng và các chi phí liên quan đến việc trả nợ. Một tài sản của ngân hàng điển hình bao gồm tất cả các hình thức cho vay cá nhân và thương mại , thế chấp và chứng khoán. Nợ phải trả là tiền gửi của khách hàng.

Mặc dù không phải tất cả nhưng chúng tôi đã giải thích sơ bộ về những thuật toán cần thiết nhất. Để hiểu thêm về nó, hãy đọc những bài viết tiếp theo nhé.