Lead time là gì? Định nghĩa & ý nghĩa của Production Lead Time là gì?

Người bán hàng trực tuyến có rất nhiều việc phải làm trong số các việc như chuẩn bị kho lưu trữ hàng hóa, duy trì hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, và gửi hàng. Cùng với đó là một thị trường cạnh tranh khốc liệt là những yếu tố thực sự làm cho bạn mệt mỏi và muốn ngừng công việc kinh doanh trực tuyến của bạn. Nhưng bạn có biết rằng việc rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng (lead time) là một trong những cách dễ dàng nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường? Vậy lead time nghĩa là gì?

lead time nghĩa là gì?

Cắt giảm thời gian thực hiện đơn hàng (Lead time) sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh trên nền tảng kinh doanh trực tuyến của bạn, bạn sẽ thực sự vượt lên trên tất cả các đối thủ. Vậy lead time nghĩa là gì, hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!

Lead time là gì? Hay production lead time là gì?

Lead time đôi khi gọi là production lead time là thời gian sản xuất, tổng thời gian kể từ khi có đơn đặt hàng được thành lập cho đến khi đã được chuyển giao có thể hiểu là thời gian sản xuất để hoàn tất đơn đặt hàng. Nếu Lead time không được vượt quá thời gian khách hàng yêu cầu. Lead time là thông số đo khả năng đáp ứng của Doanh Nghiệp đối với Khách hàng.

Lead time là gì?

Phân biệt lead time và cycle time

  • Lead time không nhỏ hơn Cycle time.

  • Lead time là thông số đo khả năng đáp ứng của Doanh Nghiệp đối với Khách hàng.

  • Cycle time là là thông số chỉ đo năng lực của Doanh Nghiệp. Cycle time hay chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian giữa khi bắt đầu công việc cho đến khi sản phẩm sẵn sàng để chuyển giao. Nó cũng có thể được định nghĩa bằng một cách khác bằng khoảng thời gian gian giữa 2 sản phẩm hoàn thành liên tiếp.

Khi thời gian sản xuất (lead time) và thời gian chu trình (cycle time) được cải thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.

Takt time, Cycle time và Lead Time là ba thông số đo lường đánh giá quan trọng trong Lean.

Phân biệt lead time và cycle time

Cấu hình thời gian hoàn thành

Cấu hình Thời gian hoàn thành (Lead times) là bước triển khai đầu tiên để tính toán lịch trình. Thời gian hoàn thành công việc là sự trì hoãn (trong trường hợp giao hàng, sản xuất, ...) hứa hẹn cho các đối tác và / hoặc khách hàng khác nhau của bạn.

Thiết lập cấu hình của các loại Thời gian hoàn thành (Lead time) được thực hiện như sau:

Đối với sản phẩm

Thời gian hoàn thành đối với nhà cung cấp là thời gian cần thiết để nhà cung cấp giao sản phẩm bạn mua. Để thiết lập cấu hình Thời gian hoàn thành (Lead time) của nhà cung cấp, lựa chọn một sản phẩm, và đi tới thanh Hàng tồn kho (Inventory). Bạn sẽ phải thêm nhà cung cấp cho sản phẩm để có thể chọn Thời gian hoàn thành (Lead time) cho nhà cung cấp đó.

Chú ý:  bạn có thể thêm nhiều nhà cung cấp khác nhau và vì vậy thời gian hoàn thành việc giao hàng cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi nhà cung cấp.
Sau khi chọn nhà cung cấp, mở form của nhà cung cấp đó và điền vào Thời gian hoàn thành giao hàng (Delivery leadtime). Trong trường hợp này các ngày dự phòng sẽ không được tính, lịch trình cho ngày giao hàng sẽ được tính từ Ngày đặt mua hàng + Thời gian hoàn thành giao hàng (Delivery Lead Time).

Đối với sản phẩm

Đối với khách hàng

Thời gian hoàn thành đối với khách hàng là thời gian cần thiết để chuyển hàng từ cửa hàng/kho của bạn tới khách hàng. Nó có thể được thiết lập cho từng sản phẩm. Đơn giản chỉ cần chọn sản phẩm, bạn vào mục bán hàng và nhập vào thời gian hoàn thành đối với khách hàng (Customer Lead Time).

Thời gian hoàn thành của việc sản xuất

Tại cùng trang này cũng có thể thiết lập cấu hình Thời gian hoàn thành của việc sản xuất (Lead time). Thời gian hoàn thành của việc sản xuất (Lead time) là thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm.
Mẹo: Đánh dấu vào hộp Sản xuất (Manufacturing) trong Hàng tồn kho (Inventory), nếu bạn muốn tạo các lộ trình sản xuất.

Thời gian hoàn thành của việc sản xuất

Đối với công ty

Ở cấp độ công ty, Kiu ERP hỗ trợ thiết lập cấu hình Ngày dự phòng (Security days) ứng phó với sự chậm trễ để đảm bảo công ty chắc chắn thực hiện được các cam kết. Ý tưởng là khi tính toán lịch trình, trừ đi số ngày dự phòng cho các trường hợp chậm trễ.

Xem thêm: Stakeholder là gì ?

Số ngày dự phòng đối với việc bán hàng:

Số ngày dự phòng đối với việc bán hàng là số ngày dự phòng để đảm bảo bạn có thể giao hàng cho khách hàng đúng hạn theo cam kết. Số ngày này là biên độ sai số cho thời gian hoàn thành của việc giao hàng. Ngày dự phòng giống như logic của việc sử dụng đồng hồ cài đặt thời thời gian sớm hơn thời gian thực, để đảm bảo bạn luôn đến đúng giờ. Ý tưởng là trừ đi số ngày dự phòng khi tính toán để ngày theo lịch trình sớm hơn ngày bạn cam kết giao hàng cho khách hàng. Bằng cách đó, bạn đảm bảo có thể thực hiện được cam kết.

Để thiết lập Ngày dự phòng, đi tới Cài đặt (Setting) ‣ Cài đặt chung (General settings)và nhấn vào Cấu hình dữ liệu công ty (Configure your company data).

Khi bảng chọn được mở, đi tới mục Cấu hình (Configuration) và nhập số ngày dự phòng.

Số ngày dự phòng đối với việc bán hàng:

Số ngày dự phòng đối với việc mua hàng

Số ngày dự phòng đối với việc mua hàng theo cùng một logic giống như Số ngày dự phòng đối với việc bán hàng.

Số ngày dự phòng đối với việc mua hàng là biên độ sai số cho thời gian hoàn thành của các nhà cung cấp. Khi hệ thống tạo ra các đơn mua hàng để yêu cầu cung ứng mua sản phẩm, các đơn này sẽ được lên lịch trình sớm hơn nhiều ngày trước đó để đối phó với sự chậm trễ nếu có của các nhà cung cấp. Thời gian hoàn thành đối với việc mua hàng ở trên cùng một Bảng chọn (Menu) với Số ngày dự phòng đối với việc bán hàng.

Chú ý rằng bạn cũng có thể thiết lập cấu hình mặc định cho thời gian hoàn thành cho việc sản xuất (Manufacturing lead time)

Đối với lộ trình

Việc vận chuyển nội bộ sản phẩm xuất phát từ yêu cầu điều chuyển hàng tồn kho cũng có thể ảnh hưởng đến việc tính lịch trình.

Sự chậm trễ do việc chuyển giao nội bộ có thể được thiết lập tại ứng dụng Hàng tồn kho (Inventory) khi thiết lập một quy luật thúc đẩy mới trong một lộ trình.

Đi tới Quy luật thúc đẩy (Push rules) trong form Lộ trình (Route form) để thiết lập một sự trì hoãn.

Đối với đơn đặt hàng

Ngày yêu cầu (Requested date): Kiu ERP cho phép khách hàng lựa chọn ngày yêu cầu bằng cách nhập ngày vào bảng thông tin khác của đơn đặt hàng. Nếu ngày này sớm hơn ngày được tính toán thì Kiu ERP sẽ tự động hiển thị một cảnh báo.

Kết quả trên thực tế của việc ứng dụng Lean:

Một số công ty ứng dụng Lean đã cho thấy kết quả như sau:

  • Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình giảm 45%

  • Phế phẩm có thể giảm đến 90%

  • Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 – 6 ngày

  • Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần

Giải pháp rút ngắn thời gian giao hàng ? (Delivery lead time solutions)

Thời gian giao hàng đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong tổng thời gian cung ứng (supply chain lead time). Giải pháp rút ngắn thời gian cung ứng bằng cách tập trung vào giao đoạn rút ngắn thời gian giao hàng.

Giải pháp rút ngắn thời gian giao hàng ? (Delivery lead time solutions)

Vì sao cần rút ngắn thời gian cung ứng?

Trong điều kiện các yếu tố đầu vào không (hoặc ít) thay đổi, rút ngắn thời gian cung ứng có thể giúp đem lại các lợi ích sau đây:

  • Đối với người tiêu dùng, hàng hóa luôn sẵn sàng tại quầy kệ của các điểm bán lẻ, thuận tiện cho nhu cầu tiêu dùng. Điều này cũng giúp phục vụ mục tiêu giữ vững thị phần của nhà sản xuất trên thị trường.

  • Đối với nhà phân phối, khối lượng tồn kho giảm xuống do khả năng cung ứng nhanh hơn. Từ đây, chi phí tài chính sẽ được nâng cao hiệu quả, giúp đóng góp vào lợi nhuận cho nhà phân phối.

  • Đối với nhà sản xuất, lượng đặt hàng từ nhà phân phối sẽ ổn định và liên tục (do nhà phân phối có thể yên tâm đặt lượng hàng với khối lượng nhỏ), giúp việc hoạch định đầu vào thuận lợi hơn.

Nhận thức được lợi ích của rút ngắn supply chain lead time, nhà quản trị đi tìm những vị trí có tiềm năng rút ngắn thời gian thực hiện công việc.