-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng?
Lưu huỳnh là gì? Tính chất ra sao? Đặc điểm nhận dạng như thế nào? Và làm cách nào để ghi nhớ các kiến thức của lưu huỳnh nhằm học tốt môn hóa 10 phổ thông. Hãy cùng Wikihoidap.org tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc này nhé!
Danh mục nội dung
Lưu huỳnh là gì?
Khái niệm:
- Nguyên tử lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16, thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nó là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị.
- Nguyên tử lưu huỳnh có cấu hình electron [Ne] 3s23p4. Lớp ngoài cùng có 6e.
- Lưu huỳnh, trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat.
Sơ lược nhất:
- Ký hiệu hóa học: S
- Khối lượng nguyên tử: 32
- Cấu hình electron: [Ne] 3s23p4
Tính chất vật lý:
Lưu huỳnh là chất bột ở điều kiện thường màu vàng nhạt, không tan trong nước. S có 6e ở lớp ngoài cùng nên dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn O trong cùng một nhóm.
Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: đơn tà (Sα) và tà phương (Sβ). Hai dạng thù hình này có thể biến đổi qua lại lẫn nhau tùy theo điều kiện nhiệt độ.
Tính chất hóa học:
Lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, các mức oxi hóa lưu huỳnh có thể có là: -2; 0; +4; +6.
Tính oxi hóa:
Tác dụng với Hiđro: (điều kiện là có nhiệt độ)
H2 + S → H2S
Tác dụng với kim loại:
Ở nhiệt độ cao lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua, trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp.
2K + S → K2S
Lưu ý: Lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân ở nhiệt độ thường, đây là phản ứng khử độc thủy ngân khi vỡ nhiệt kế)
Hg + S → HgS
Muối sunfua được chia thành 3 loại:
+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...
+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...
Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
Tính khử:
Tác dụng với phi kim: Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh hơn như flo, oxi.....
S + O2 → SO2 (to)
S + 3F2 → SF6 (to)
Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O (to)
S + 4HNO3 đặc → 2 H2O + 4NO2 + SO2 (to)
Tùy vào sự mạnh yếu của các tác nhân oxi hóa, mà lưu huỳnh sẽ biến đổi thành sản phẩm mới có số oxi hóa thay đổi tương ứng.
Điều chế:
- Khai thác trong lòng đất.
- Đi từ hợp chất:
2H2S + O2 (thiếu) → 2S + H2O
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
Ứng dụng:
Lưu huỳnh được đánh giá là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp. Nó là quan trọng bậc nhất đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
Lưu huỳnh là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp:
- 90% dùng để sản xuất H2SO4.
- 10% để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm nông nghiệp...
Lưu huỳnh là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và được tìm thấy trong hai axit amin. Sử dụng thương mại của nó chủ yếu trong các phân bón nhưng cũng được dùng rộng rãi trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.
Ảnh hưởng đến với môi trường:
Sự đốt cháy than và dầu mỏ trong công nghiệp và các nhà máy điện giải phóng ra một lượng lớn điôxít lưu huỳnh SO2, nó sẽ phản ứng với hơi nước và ôxy có trong khí quyển để tạo ra axít sulfuric. Đây là nguyên nhân của các trận mưa axít và làm giảm pH của đất cũng như các khu vực chứa nước ngọt, tạo ra những tổn thất đáng kể cho môi trường tự nhiên và gây ra phong hóa hóa học đối với các công trình xây dựng và kiến trúc
Các oxit và hidroxit của lưu huỳnh:
Wikihoidap.org sẽ tìm hiểu cùng các bạn trong 1 bài riêng. Hãy đón đọc cùng Wikihoidap.org nhé!
https://wikihoidap.org/cac-oxit-va-hidroxit-cua-luu-huynh-tinh-chat-va-ung-dung
Wikihoidap.org đã giải đáp giúp bạn thắc mắc của bạn đọc, cũng như là những thông tin cần thiết về lưu huỳnh nhằm trang bị cho người đọc hành trang để học tốt hóa 10 phổ thông, và còn có thể vận dụng kiến thức này vào đời sống thực tiễn. Chúc các bạn luôn học tốt!