-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì? Tìm hiểu nghề nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một khái niệm rất quen thuộc hiện nay, đặc biệt là đối với những người làm và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế-tài chính. Vậy, thực chất nhân viên kinh doanh và nhiệm vụ là gì? Nhân viên trong tiếng anh là gì? Có những từ tiếng anh nào liên quan đến kinh doanh?
Danh mục nội dung
Cùng tìm hiểu Nhân viên kinh doanh là gì? Tìm hiểu nghề nhân viên kinh doanh trong bài viết dưới đây nhé.
Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì?
Trong tiếng anh, có 2 cấp độ được dùng để chỉ những nhân viên kinh doanh
Salesman hay Saleswoman: đây là từ được dùng để ám chỉ những nhân viên bán hàng.
Sales Executive hay Sales Supervisor: đây cũng là từ chỉ về nhân viên kinh doanh nhưng thuộc về cấp cao và chuyên nghiệp hơn nhân viên bán hàng.
Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực và khu vực quản lý kinh doanh khác nhau mà có các từ khác thường hay được sử dụng như: Area Sales manager, Regional Sales Manager, National Sales Manage. Thường thì từ Sales Executive trở lên sẽ có thẻ nhân viên gồm tên, thị trường mà họ đang chịu trách nhiệm quản lý.
Các từ tiếng anh về kinh doanh
Nếu là một nhân viên kinh doanh hay làm trong ngành này, đã bao giờ bạn gặp khó khăn khi được hỏi về một số từ liên quan đến ngành nghề bằng tiếng anh chưa? Dưới đây là một số từ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, một số từ vựng cơ bản và cần thiết mà bạn nên biết:
- The openness of the economy: từ tiếng anh này chỉ sự mở cửa của nền kinh tế
- Macro-economic: từ tiếng anh này có nghĩa nói về kinh tế vĩ mô ( bạn nên lưu ý Macro và Micro trong phát âm nhé )
- Micro-economic: từ tiếng anh này có nghĩa nói về kinh tế vi mô ( bạn nên lưu ý Macro và Micro trong phát âm nhé )
- Regulation: từ tiếng anh này có nghĩa nói về sự điều tiết
- Planned economy: từ tiếng anh này có nghĩa nói về kinh tế kế hoạch
- Inflation: từ tiếng anh này có nghĩa nói về sự lạm phát
- Foreign currency: từ tiếng anh này có nghĩa nói về ngoại tệ
- Market economy: từ tiếng anh này có nghĩa nói về kinh tế thị trường
- Liability: từ tiếng anh này có nghĩa nói về khoản nợ, trách nhiệm
- Surplus: từ tiếng anh này có nghĩa nói về thặng dư
- Depreciation: từ tiếng anh này có nghĩa nói về khấu hao
Vậy thực chất nhân viên kinh doanh là gì? Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của một công ty. Cụ thể:
- Cần tìm cách và có kế hoạch để duy trì, phát triển những mối quan hệ mà doanh nghiệp đang có, nhận các đơn đặt hàng. Ngoài ra, thiết lập và tạo các mối quan hệ kinh doanh mới. Để làm được điều đó cần có kế hoạch cụ thể về nội dung cũng như thời gian.
- Lên kế hoạch cụ thể cho các công tác theo tuần tháng để trình bày báo cáo cho Trưởng kênh bán hàng. Sau khi được duyệt thì thực hiện theo kế hoạch đó.
- Là người hiểu rõ nhất về sản phẩm bao gồm: tính năng, giá, ưu nhược điểm, giá, quy trình sản xuất và các sản phẩm tương đương của đối thủ cạnh tranh.
- Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình này.
- Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh.
- Trực tiếp tham gia thực hiện, quản lý điều phối nhân sự thực hiện các bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
- Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, ….
- Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.
- Quản lý, phân tích để từ đó đưa ra hướng phát triển tối ưu nhất cho việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.
- Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.