Sale là gì? Sales Executive là gì? Nghề sale, công việc của nhân viên sale

Sale, nhân viên sale, bộ phận sale được các doanh nghiệp kinh doanh nói rất nhiều. Vậy nghề sale là gì? Tất tần tật về nghề sale, công việc của nhân viên sale. Cùng wikihoidap.org tìm hiểu nhé

Vậy nghề sale là gì?

Sale là gì?

Sale là một bộ phần quan trọng của một doanh nghiệp kinh doanh hay bất kỳ hoạt động mà doanh nghiệp đang làm. Để mang một sản phẩm đến với khách hàng, ngoài tham khảo nhu cầu và hành vi mua thì để thúc đẩy quyết định mua hàng cũng là một phần doanh nghiệp chú trọng vì vậy sale giúp thu về giá trị lợi nhuận lớn. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh thì không thể bỏ qua khâu này trong toàn bộ quy trình cũng như chiến lược tiếp cận khách hàng.

Sale là gì?

Sales Executive là gì?

Executive được hiểu là thực thi, người thực hiện công việc.

Sales Executive là từ để miêu tả vị trí công việc cho nhân viên bán hàng chính thức, nhằm phân biệt với các vị trí khác như: Nhân viên thực tập (Tranee); Quản lý hoặc trưởng phòng (Sales Leader / Sales Manager); Giám đốc và các cấp cao hơn (Regional Sales Manager). Đây là cách hiểu đơn giản nhất trong phần lớn các công ty ở Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, với một số ngành nghề hoặc đặc điểm của công ty (ví dụ công ty to, có khả năng chuyên biệt từng bộ phận) thì sẽ có thêm các tên gọi khác cho nhân viên bán hàng.

Sales Executive là gì?

Ví dụ: Ở các doanh nghiệp hiện nay, bộ phận kinh doanh thực chất là bộ phận “bán hàng”. Vì thế, trong thông lệ giao dịch sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng thì người ta thường gọi như sau:

Sales-man: nhân viên trực tiếp, ở cấp thấp nhất, trong hoạt động bán hàng
Sales Executive hay Sales Supervisor: nhân viên bán hàng (kinh doanh) ở cấp cao hơn, quản lý nhóm sales-man.
Area Sales manager (quản lý một khu vực nào đó) hay cao hơn nữa là Regional Sales Manager, National Sales Manager
Riêng đối với các ngành nghề đòi hỏi việc bán hàng trực tiếp cho đối tượng công nghiệp, chẳng hạn như máy móc, hóa chất thì người ta có thể gọi là Sales Engineer.
Đối với ngành dịch vụ thì thấp nhất là Account Asistant, Account Executive, cao hơn là Account Manager, Account Director, Group Account Director…

Vị trí công việc này phải làm những gì? Làm Sales nếu hiểu theo nghĩa nhân viên bán hàng với làm nhân viên kinh doanh (Business Development)

Những yêu cầu mà nhân viên sale phải nắm vững

Sale không chỉ là bán hàng và công việc của họ mà thực chất nhân viên sale phải làm rất nhiều công việc và thậm chí còn ngang khối lượng công việc của một nhân viên văn phòng bình thường ở mọi lĩnh vực. Cụ thể công việc của nhân viên sale:

  • Thuộc tất cả các mã hàng và bản chất của từng mặt hàng: Hình dạng, màu sắc, nguồn gốc và cách sử dụng.
  • Thường xuyên phải có mặt bên trưng bày để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng để tăng khả năng bán hàng.
  • Nguyên cứu thị trường/ Tìm hiểu phân khúc thị trường: Tìm hiểu khu vực phân phối sản phẩm xác định nhóm khách hàng và tiềm năng tiêu thụ sản phẩm tại khu vực, lên chiến lược giúp cho doanh nghiệp thu hút được đối tượng mua hàng.
  • Tìm hiểu khách hàng tiềm năng: Khách hàng đơn lẻ hay khách hàng tập thể
  • Báo cáo và đàm phán giá cả, thương thảo hợp đồng mua bán.
  • Gọi điện thoại, viết email: để thông báo các khuyến mại cho khách hàng, thông báo sản phẩm mới của doanh nghiệp.
  • Gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng tiềm năng: Giới thiệu sản phẩm, giúp khách hàng hiểu về sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, cho khách hàng dùng thử.
  • Kiểm kê hàng hóa: Thống kê các sản phẩm đã bán để doanh nghiệp biết được doanh thu.
  • Giải quyết phàn nàn hoặc vấn đề mà khách hàng thắc mắc về sản phẩm.
  • Gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên.

Những yêu cầu mà nhân viên sale phải nắm vững.

Các kỹ năng mà nhân viên sale phải có

Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt: Đây là tốt chất đầu tiên mà đòi hỏi nhân viên sale phải có. Kỹ năng giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận trao đổi và tạo mối quan hệ cũng như tư vấn giúp khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Linh hoạt, nhạy bén: Nhân viên sale phải nhạy bén nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Khéo léo đưa ra giải pháp mà khách hàng thắc mắc để lựa chọn một sản phẩm tốt nhất.

Nắm vững thông tin về sản phẩm dịch vụ cần bán: nhằm giúp doanh nghiệp tư vấn chính xác cho khách hàng để có thể tăng doanh thu

Nhân viên sale là người có bản lĩnh: Hàng ngày phải đối mặt với những lời từ chối, những cái lắc đầu đôi khi là cả thái độ không thiện cảm của khách hàng, cùng với áp lực về doanh số đòi hỏi nhân viên sale phải bản lĩnh vượt qua khó khăn áp lực.

Luôn giữ nụ cười trên môi và bề ngoài chỉnh chu: Không một khách hàng nào muốn mua sản phẩm hay tiếp xúc với một nhân viên sales với gương mặt cau có khó chịu, quần áo nhăn nhúm, xộc xệch. Do đó, bạn phải luôn chỉnh chủ bề ngoài, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự, thái độ cởi mở tươi cười thì mới có thể tiếp xúc và tư vấn sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng giúp tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn và mang lại doanh thu cho công ty.

Người làm sales cần phải có nhân tố quan trọng sau

– Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
– Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint và Internet.
– Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.
– Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.

Dưới đây là những chia sẻ và hiểu biết của chính tôi mong sẽ giúp các bạn hiểu rõ về công việc sale và hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu để đạt hiệu quả cao trong công việc.

Có một thực tế, ngày nay nhiều công ty tuy tuyển nhân viên marketing nhưng lại phân công việc của một sale cho họ, hoặc ngược lại, tuyển sale lại phải kiêm luôn cả marketing. Có khá nhiều người đang nhầm lẫn giữa công việc của Sale và Marketing. Vậy làm Sale là gì, làm Marketing là gì? Chúng khác nhau như thế nào?

Sale là gì?

Sale là một bộ phần quan trọng của một doanh nghiệp kinh doanh hay bất kỳ hoạt động mà doanh nghiệp đang làm. Để mang một sản phẩm đến với khách hàng, ngoài tham khảo nhu cầu và hành vi mua thì để thúc đẩy quyết định mua hàng cũng là một phần doanh nghiệp chú trọng vì vậy sale giúp thu về giá trị lợi nhuận lớn.

Sale là gì?

Những việc mà một nhân viên sale phải làm?

Cụ thể công việc của nhân viên sale:

  • Thuộc tất cả các mã hàng và bản chất của từng mặt hàng: Hình dạng, màu sắc, nguồn gốc và cách sử dụng.
  • Thường xuyên phải có mặt bên trưng bày để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng để tăng khả năng bán hàng.
  • Nguyên cứu thị trường/ Tìm hiểu phân khúc thị trường: Tìm hiểu khu vực phân phối sản phẩm xác định nhóm khách hàng và tiềm năng tiêu thụ sản phẩm tại khu vực, lên chiến lược giúp cho doanh nghiệp thu hút được đối tượng mua hàng.
  • Tìm hiểu khách hàng tiềm năng: Khách hàng đơn lẻ hay khách hàng tập thể
  • Báo cáo và đàm phán giá cả, thương thảo hợp đồng mua bán.
  • Gọi điện thoại, viết email: để thông báo các khuyến mại cho khách hàng, thông báo sản phẩm mới của doanh nghiệp.
  • Gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng tiềm năng: Giới thiệu sản phẩm, giúp khách hàng hiểu về sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, cho khách hàng dùng thử.
  • Kiểm kê hàng hóa: Thống kê các sản phẩm đã bán để doanh nghiệp biết được doanh thu.
  • Giải quyết phàn nàn hoặc vấn đề mà khách hàng thắc mắc về sản phẩm.
  • Gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên.

Những việc mà một nhân viên sale phải làm?

Marketing là gì?

Là người mang lại các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm lấy được giá trị từ họ.

Marketing là gì?

Công việc mà một Marketing phải thực hiện?

  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng: quan sát, phân tích và dự đoán được những phản ứng có thể có của người tiêu dùng thông qua hình vi của họ. Từ đó, chính doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phù hợp hơn với khách hàng mục tiêu.
  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và dự báo xu hướng của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường sẽ ảnh hưởng đến marketing của doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm xây dựng lựa chọn chiến lược marketing : tối ưu cho các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.
  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới: nhằm đáp ứng tốt hơn mọi thay đổi từ phía nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
  • Xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng: nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình khuếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng v.v…liên tục giám sát và đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình đó.
  • Thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
  • Tham gia vào quá trình xây dựng và điều chỉnh giá sản phẩm của doanh nghiệp ( tỉ lệ chiết khấu, giá khuyến mãi, mức giá bán…)

Phân biệt giữa Marketing và Sale

Hiểu một cách đơn giản, marketing là làm thị trường – tác động chủ yếu vào người tiêu dùng (consumer) để tạo ra sức kéo (pull), còn sales là bán “những gì trong kho” –  tác động vào người bán hay khách hàng (customer) để tạo ra sức đẩy (push). Cả hai có chung một mục đích là giải quyết đầu ra của doanh nghiệp và đều rất quan trọng trong kinh doanh.

Sales là bán những sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn phải thương lượng về giá buôn sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt để thu về lợi nhuận lớn nhất có thể. Marketing là “con đường dài hơi” với khách hàng. Người làm Marketing phải thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.

Phân biệt giữa Marketing và Sale

Mỗi một bộ phận đều mang một nhiệm vụ khác nhau:

Người làm marketing (marketer) không phải chờ đến khi có sản phẩm mới bắt đầu lên chiến lược. Trước khi sản xuất, họ phải xác định loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả ra sao? Tiếp đó, các marketer phải theo dõi quá trình sản xuất , tức là giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành sản phẩm, bằng mọi nỗ lực và sáng tạo, người làm thị trường đưa sản phân đến tay người tiêu dùng. Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR, tiếp thị trực tiếp được tung ra hết sức rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất.

Đến giai đoạn cuối này, các sales mới bắt đầu vào cuộc. Có thể nói, bộ phận bán hàng là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu của công ty. Dựa trên những chiến lược đã được marketer vạch ra, những người làm công tác kinh doanh sẽ sử dụng lời đường mật và các chiêu bài để bán được thật nhiều hàng, đem tiền về cho công ty.

Ở giai đoạn này, nếu không có bộ phận sales, dân marketing không thể biến ý tưởng thành hiện thực. Hàng không đến được tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp càng không thể chuyển hàng hóa thành tiền để thu được lợi nhuận.

Dưới đây là bài chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa Sale và Marketing. Có thể nói Sale và Marketing hoàn toàn khác nhau về mọi mặt mong những chia sẻ giúp ích cho các bạn.