-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Nợ công là gì? Những tác động của nợ công đối với kinh tế
Dạo gần đây mình thấy nhiều đồng nghiệp hay bàn tán về việc nhà nước sẽ thu thêm một số loại thuế như thu thuế phí đường bộ, thuế tiêu thụ đặc biệt... do nợ công ngày càng lớn. Nếu như tình hình nợ công càng lớn thì người gánh chịu mọi hậu quả sau này sẽ là thế hệ con cháu của chúng ta. Vậy “ nợ công là gì?” mà nguy hiểm đến vậy, ai có thể giúp mình rõ hơn về vấn đề này không ạ?
Nợ công là nỗi gánh nặng cho các thế hệ về sau
Danh mục nội dung
Nợ công là gì?
Nợ công là một thuật ngữ dùng để nói đến nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Trong quá trình quản lý xã hội khi các nguồn thu từ thuế, lệ phí...không có đủ khả năng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư chi tiêu xã hội nữa. Do đó Nhà nước buộc phải vay vốn trong và nước ngoài, đây là khoản nợ mà chính phủ của một quốc gia phải có trách nhiệm chi trả.
Ngoài ra có thể hiểu “ nợ công là gì” chúng ta hiểu một cách đơn giản chính là khoản nợ phát sinh từ những khoản vay là cá nhân hay tổ chức trong hay ngoài nước được ký kết, phát hành theo những quy định ban hành của pháp luật nước nhà. Việc đi vay sẽ giúp Nhà nước bù đắp vào các khoản cần đầu tư và phát triển kinh tế.
Phân loại nợ công mà chúng ta nên biết
Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại nợ công, tuy nhiên về cơ bản nợ công được chia theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay
Nếu dựa vào tiêu chí nay để phân loại thì nợ công gồm có hai loại đó chính là nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nếu như nợ trong nước là nguồn vay của Nhà nước đối với những cá nhân hay tổ chức ở trong nước và có trách nhiệm chi tả sau thời gain quy định.
Đối với nợ nước ngoài chính là khoản vay của chính phủ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Tiêu chí phương thức huy động vốn
Nợ công theo tiêu chí này sẽ gồm có hai loại đó chính là nợ công từ thỏa thuận trực tiếp hay chính là khoản nợ xuất phát từ sự thỏa thuận trực tiếp từ hai bên với phương thức huy động vốn chủ yếu là các hợp đồng, hiệp định... Ngoài ra loại thứ hai chính lafnowj công từ công cụ nợ hoặc bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây chính là những khoản nợ xuất phát do cơ quan Nhà nước phát hành các công cụ nợ.
Nợ công phân loại theo tính chất ưu đãi từ các khoản vay
Đối với nợ công phân loại theo tính chất ưu đãi từ các khoản vay cũng được phân chia làm 3 loại gồm: nợ thương mại, nợ công từ vốn vay ODA và cuối cùng là nợ công từ vốn vay ưu đãi.
Nợ công phân loại theo trách nhiệm đối với chủ nợ
Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công cũng được chia làm hai loại gồm nợ công phải trả đó chính là các khoản nợ bắt buộc phải chi trả trách nhiệm thuộc về Chính phủ.
Ngoài ra còn có nợ công bảo lãnh nếu so với nợ công phải trả thì loại nợ công này mà sau khi Nhà nước bảo lãnh cho người vay nợ, nhưng nếu người vay không chi trả được thì trách nhiệm sẽ thuộc về bên bảo lãnh chính là Chính phủ.
Nợ công phân loại theo cấp quản lý nợ
Theo cấp quản lý nợ thì nợ công sẽ được chia thành hai loại đó là nợ công của trung ương và loại thứ hai chính là nợ công của chính quyền địa phương. Trong đó nợ công của trung ương là khoản nợ của chính phủ và người đứng ra gánh trách nhiệm bảo lãnh cũng chính là Chính phủ.
Đối với nợ công của địa phương thì nó khác với nợ công trung ương ở chỗ đây không còn là khoản nợ của Chính phủ nữa mà nó chính là khoản nợ mà chính quyền địa phương có trách nhiệm phải chi trả.
Những tác động của nợ công đối với nền kinh tế nước nhà
Trong hệ thống phát triển kinh tế xã hội các khoản “ nợ công” bao giờ cũng mang lại ảnh hưởng từ hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy để hiểu hơn về những tác động của nợ công chúng ta có thể theo dõi những thông tin sau đây:
Tác động tích cực của “ nợ công” mang lại
Nhà nước trước bất kỳ muốn khoản vay nào cũng luôn xác định trước mục đích cũng như những lợi ích sau khi vay, chính vì vậy những khoản vay này luôn đem lại việc góp phần gia tăng nguồn lực cho Nhà nước. Do đó sẽ có nguồn vốn để có thể huy động vào việc phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước khi cơ sở hạ tầng phát triển sẽ dẫn đến việc gia tăng lực lượng sản xuất phát triển nền kinh tế mạnh hơn.
Ngoài ra đối với những khoản vay là nợ công trong nước thì Nhà nước có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân dân thông qua các khoản tiết kiệm. Chính vì vây với nguồn vay này Nhà nước có thể làm cho nó sinh lời, thông qua việc đầu tư và phát triển kinh tế.
Không những vậy đối với những nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài thông qua các tổ chức quốc tế cũng được Nhà nước tranh thủ tận dụng. Bởi những khoản vay này thường có nhiều ưu đãi hết sức thuận lợi để có thể đầu tư và phát triển kinh tế.
Tác động tiêu cực của “ nợ công” mang lại
Nwoj công sẽ đem lại những giá trị lớn trong việc phát triển kinh tế nước nhà khi được quản lý và đầu tư đúng. Tuy nhiên nếu như không có một chiến lược phù hợp thì nợ công sẽ trở thành nợ xấu và khó lòng để trả được.
Nợ công sẽ trở thành gánh nặng cho các thế hệ con em sau này của chúng ta, chúng sẽ phải có trách nhiệm gánh ra hàng trăm thứ thuế để có thể trả cho khoản nợ công mà Nhà nước đã vay trước đó.
Ngoài ra với các nguồn vay dồi dào từ nước ngoài khi không có sự đầu tư và giám sát chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến tình trạng thất thoát cũng như đi kèm với tham nhũng. Qua đó gây nên một khoản nợ công lớn mà Nhà nước phải có trách nhiệm chi trả.
Nợ công kéo dài và không có khả năng chi tar sẽ dẫn đến nợ chồng nợ hay hiệu ứng “ domino” rất nguy hiểm đối với nền kinh tế nước nhà.
Nợ công kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến sự phát triển của kinh tế
Như vậy với bài viết trên chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn nợ công là gì?. Qua đó có thể thấy rằng tùy vào từng thời kỳ và mỗi giai đoạn cần huy động vốn khác nhau mà Nhà nước sẽ có các khoản nợ công khác nhau để có thể đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên để có thể kiểm soát tốt nguồn nợ công cũng như khả năng chi trả lại thì Nhà nước cần có sự đầu tư cũng như biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay được.