Passport là gì? Hộ chiếu là gì? Những thông tin cần biết về Popular Passport

Passport là gì? Hộ chiếu là gì? Những thông tin cần biết về passport . Đối với những người xuất, nhập cảnh nhiều chắc chắn sẽ hiểu rất rõ về hộ chiếu. Hộ chiếu là gì? Passport là gì? Tại Việt Nam, có những loại hộ chiếu nào, đối tượng, đặc điểm và thời hạn sử dụng ra sao. Cùng wikihoidap.org tìm hiểu nhé

Passport là gì? Hộ chiếu là gì? Những thông tin cần biết về passport

Đối với những người xuất, nhập cảnh nhiều chắc chắn sẽ hiểu rất rõ về hộ chiếu. Hộ chiếu là gì? Passport là gì? Tại Việt Nam, có những loại hộ chiếu nào, đối tượng, đặc điểm và thời hạn sử dụng ra sao. Mọi thông tin sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Passport là gì?

Passport là gì?

Passport là gì (hộ chiếu)? Đây là một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh. Hay nói cách khác, muốn xuất nhập cảnh phải có loại giấy tờ này. Trong đó phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.

Các thông tin trên Passport bao gồm họ và tên của chủ sở hữu, ngày tháng năm sinh, ảnh đi kèm, quốc tịch, chữ ký cũng như ngày cấp và ngày hết hạn. Dựa vào những thông tin này mà có thể xác định được các thông tin cá nhân của chủ sở hữu.

Một số quốc gia cho phép bạn xuất nhập cảnh và về nước không cần visa thì bạn không cần làm Passport. Còn đối với nước có quy định nghiêm ngặt như Mỹ, hoặc 1 số nước châu  u, ... thì bạn cần xin visa (thị thực) mới có thể đi du lịch, du học và công tác.

Popular Passport: Hộ chiếu phổ thông màu xanh lá

Popular Passport là loại hộ chiếu quốc gia, được cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam và là tài sản của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Loại hộ chiếu này được sử dụng để xuất, nhập cảnh ở Việt Nam cũng như các nước khác. Loại hộ chiếu phổ thông này cũng được sử dụng để thay thế chứng minh nhân dân.

Xem thêm: Visa là gì ?

Hộ chiếu loại P là gì? Hộ chiếu loại P là hộ chiếu phổ thông. Chữ P là viết tắt của “phổ thông”. Điều kiện được cấp: có chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu

Về thời hạn:
Hộ chiếu cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên: không quá 10 năm kể từ ngày cấp, không được gia hạn.
Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi: thời hạn không quá 05 năm, thời hạn tính từ ngày được cấp,  không được gia hạn.
Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của cha hoặc mẹ: hời hạn hộ chiếu của cha hoặc mẹ được điều chỉnh có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.

Lưu ý:
Trường hợp ghép hộ chiếu của ba mẹ và trẻ em thì khi lớn phải làm thủ tục tách hộ chiếu gây phiền hà. Vì vậy nên làm hộ chiếu riêng cho trẻ em
Hộ chiếu chỉ là điều kiện cần để xuất cảnh, điều kiện đủ là phải được cấp visa thị thực của nước bạn muốn đến. Trường hợp nước muốn đến miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Việt Nam thì không cần xin visa thị thực.

Official Passport: Hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích

Official Passport: Hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích

Hộ chiếu công vụ dịch sang tiếng Anh là Official Passport: có màu xanh ngọc bích, đậm hơn hộ chiếu phổ thông. Đây là loại hộ chiếu đặc thù dành cho trường hợp ra nước ngoài thực hiện công việc, nhiệm vụ theo sự phân công của cơ quan nhà nước, chính phủ.
Vậy, hộ chiếu loại C là gì? Hộ chiếu loại C là loại hộ chiếu công vụ. Chữ C là viết tắt của từ “công vụ”

Thời hạn sử dụng: 05 năm
Đặc thù: miễn visa nhập cảnh và ưu tiên qua cổng đặc biệt khi nhập cảnh và theo quy định của nước đến
Đối tượng được cấp:

  • Đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân. Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.
  • Đối tượng là cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước, được cử ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.
  • Đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương

Diplomatic Passport: Hộ chiếu ngoại giao màu đỏ

Diplomatic Passport: Hộ chiếu ngoại giao màu đỏ

Hộ chiếu ngoại giao dịch sang Tiếng Anh là Diplomatic Passport. Đây là loại hộ chiếu đặc thù dành riêng cho các quan chức cấp cao. Loại hộ chiếu này được cấp với mục đích thực hiện các công việc, nhiệm vụ ngoại giao theo sự phân công của Cơ quan nhà nước, Chính phủ.

Thời hạn: 5 năm.
Đặc thù: miễn visa nhập cảnh và ưu tiên qua cổng đặc biệt khi nhập cảnh và theo quy định của nước đến
Đối tượng: là những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Hộ chiếu là loại giấy tờ thông dụng được người dân sử dụng phổ biến hiện nay cho việc xuất nhập cảnh.Với cuộc sống ngày càng phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi người, ngày nay việc du lịch nước ngoài không còn quá khó khăn nữa, mọi thủ tục đều trở nên dễ dàng hơn. Vậy passport là gì? và những điều thú vị  gì chúng ta còn chưa biết về nó? Câu trả lời nằm ở bài viết dưới đây.

Passport là gì ?

Passport (hay còn gọi là hộ chiếu ) là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp (ở đây là Việt Nam) để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.

Passport là gì ?

Hiện nay có ba loại hộ chiếu:

  •  Hộ chiếu phổ thông
  •  Hộ chiếu công vụ
  • Hộ chiếu ngoại giao.

Nội dung trong hộ chiếu gồm có :

  •  Số hộ chiếu
  • Ảnh
  •  Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
  • Số chứng minh nhân dân
  •  Nơi sinh
  •  Cơ quan cấp; Nơi cấp
  • Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)
  • Thời hạn sử dụng
  • Vùng để xác nhận thị thực
  • Tên và thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu

Passport khu vực Đông Nam Á- các quốc gia miễn visa cho người Việt Nam.

Như chúng ta đã biết thì Hộ chiếu là giấy tờ có quyền xuất cảnh,nhưng để nhập cảnh vào nước khác thì cần phải có thêm Visa. Visa là chứng nhận của nước bạn muốn đến được cấp bởi chính phủ của nước đó, thường được cấp bằng cách đóng dấu đỏ vào sổ hộ chiếu. Tuy nhiên với mối quan hệ hữu nghị giữa các nước Đông Nam Á, thì một số nước tiến hành miễn visa cho người Việt Nam.

Thái Lan, Singapore, Campuchia , Lào là  những quốc gia miễn visa cho người Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Riêng đối với nước Lào thì những người có nhu cầu nhập cảnh quá 30 ngày phải tiến hành xin visa trước thời gian tạm trú được gia hạn 2 lần với một lần có khoảng thời gian là 30 ngày.

Passport khu vực Đông Nam Á- các quốc gia miễn visa cho người Việt Nam.

Philippines miễn visa cho những người mang hộ chiếu phổ thông tạm trú trong khoảng thời gian không quá 21 ngày. Điều kiện đặt ra là hộ chiếu có giá trị sử dụng ít nhất là 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc vé máy bay đi các nước khác.

Mianmar cũng tiến hành miễn visa cho người Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong thời gian lưu trú không quá 14 ngày.
Malaysia ,Indonesia miễn visa cho công dân Việt Nam không phân biệt các loại Hộ chiếu trong thời gian 30 ngày.

Thủ tục làm Passport

Nếu chúng ta không phải là quan chức chính phủ thì chỉ nên quan tâm tới hộ chiếu phổ thông thôi nhé.

Thủ tục làm Passport

1. Mẫu tờ khai  xin cấp hộ chiếu phổ thông
Lưu ý: Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu (Passport) không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

2. 4 chiếc ảnh làm hộ chiếu: Hình hộ chiếu là hình kích thước 4cmx6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.

3. Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu: Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu.

4. Sổ tạm trú KT3 đối đối với người ngoại tỉnh (Không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó): Ngoài xác nhận tạm trú hoặc sổ tạm trú trong tờ khai xin cấp hộ chiếu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đang tạm trú nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh

5. Bản gốc Chứng minh nhân dân: Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ ràng, không ép dẻo.
* Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi:Bé phải được chứng thực của địa phương nơi đang cư trú, bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh 4x6.