-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
PRM là gì? Ý nghĩa của RPM và PRM trong các lĩnh vực khác nhau
RPM vốn là từ viết tắt cho nên mỗi người lại hiểu nó theo một nghĩa khác nhau chứ không có một lời giải đáp nhất định và cụ thể. Vậy RPM là gì? PRM là gì? Ý nghĩa của RPM và PRM trong các lĩnh vực khác nhau
Danh mục nội dung
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu PRM là gì? Ý nghĩa của PRM trong các lĩnh vực khác nhau trong bài viết dưới đây.
RPM và những định nghĩa
-
Trong vật lý: RPM là được biết đến là từ viết tắt của Revolutions Per Minute, nghĩa là số vòng quay, hay tần số vòng trên một phút. Đây chính là đơn vị dùng để đo tần số của một loại máy móc hoạt động bằng cách quay trên một trục cố định. Đặc biệt, khi nhắc đến kỹ thuật điện thì RPM cũng là một đơn vị tính số vòng quay mà bạn nên biết đến và hiểu rõ về nó.
-
RPM còn là viết tắt của Raised Pavement Market, được biết đến là một thiết bị an toàn được sử dụng phổ biến trên đường. Thiết bị này được tạo nên từ nhựa, gốm, kim loại với hình dạng và màu sắc có sự khác biệt nhất định phụ thuộc vào chất liệu.
-
Trong quảng cáo: Google Adsense là một trong những dịch vụ quảng cáo phổ biến hiện nay và lúc này, RPM chính là khái niệm tượng trưng cho doanh thu của website mỗi nghìn lần hiển thị. Bằng cách lấy thu nhập chia cho số lần xem của trang rồi nhân với 100, bạn đã có thể tính ra cho mình RPM rồi.
RPM của trang là gì?
Từ khái niệm cơ bản của RPM, chúng ta có thể suy ra được RPM của trang thực chất là gì. RPM của trang chính là doanh thu của bất cứ trang web nào đó, được tính dựa theo công thức :
RPM = (Thu nhập ước tính / Số lần xem trang) * 1000
Một ví dụ minh hoạt như sau : Nếu bạn kiếm được 2 nghìn đồng từ 50 lần xem trang, lúc này RPM của trang sẽ là (2/50)*1000.
RPM Youtube là gì?
Một trong những dịch vụ chia sẻ video lớn nhất thế giới hiện nay chính là Youtube. Doanh thu của trang web này mỗi năm đều đạt đến con số khổng lồ khiến rất nhiều người quan tâm và ngưỡng mộ. Vậy RPM của Youtube là gì? Tương tự như các website khác, RPM của Youtube chính là doanh thu của trang sau mỗi nghìn lần hiển thị, và nó được tính theo công thức: RPM = (Thu nhập ước lượng / Số lần xem trang) * 1000
Tốc độ quay RPM là gì?
Tốc độ quay RPM được sử dụng phổ biến trong kĩ thuật điện hiện nay, được tính theo đơn vị vòng/phút. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình một trong những 3 cách cơ bản để đo tốc độ vòng quay dưới đây:
-
Đo tiếp xúc: Nhắc tới cách thức đo RPM thì có thể nói, đây chính là phương pháp cổ điển nhất. Khi đó, tốc độ vòng quay sẽ chuyển đổi thành tín hiệu điện sau quá trình chuyển đổi. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở những thiết bị có vận tốc quay thấp, chỉ từ mức 20 RPM đến 20.000 RPM. Không chỉ vậy, cách đo này còn có một nhược điểm nữa chính là cách thức đo yêu cầu tốc độ quay của tải phụ thuộc vào lực tiếp xúc.
-
Đo không tiếp xúc: Đo không tiếp xúc là quá trình đo RPM bằng phản quang, đó cũng chính là lí do giúp cho thiết bị sẽ phát ra ánh sáng tia hồng ngoại để phản xạ lại vật cần đo nhờ tấm dán phản quang trên vật cần kiểm nghiệm. Người tiến hành cần chú ý khoảng cách giữa tấm phản quang và thiết bị đo sao cho không được vượt quá con số 350mm trông quá trình thực hiện. So với đo tiếp xúc, đo không tiếp xúc có nhiều ưu điểm hơn song không phải lúc nào cũng thực hiện được bởi để dán được tấm phản quang lên trên vật cần đo luôn là điều không dễ dàng.
-
Sử dụng tần số chớp: Đo SPM sử dụng tần số chớp cũng là một trong những cách đo được áp dụng khá nhiều. Mọi vật thể sẽ không thể di chuyển khi tần số này xuất hiện với tốc độ cao nếu ứng dụng nguyên lý của tần số chớp. Những ưu điểm của đo RPM sử dụng tần số chớp là: đo được các vật nhỏ, vật xa không với tới.
RPM ổ cứng là gì?
Một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của máy tính không thể không kể đến chính là ổ cứng. Vậy RPM ổ cứng là gì và nó có tác dụng như thế nào?
Chỉ số RPM của ổ cứng biểu thị số vòng quay mỗi phút, có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu. Khi RPM đạt mức cao cũng đồng nghĩa với việc tốc độ truyền nhận dữ liệu trở nên nhanh hơn.
RPM Adsense là gì?
Xuất hiện trong Google Adsense, RPM cho phép bạn theo dõi hiệu quả kinh doanh của một website mà bạn đang quản lí. Bạn hoàn toàn có thể nắm rõ được doanh thu sau mỗi một nghìn lần hiển thị theo những cách đo RPM đã nói ở phía trên.
Phân biệt CPC, CPM và RPM trong quảng cáo
Nếu bạn là một tín đồ về quảng cáo hay có những hiểu biết nhất định về quảng cáo thì chắc chắn không còn xa lạ gì với những khái niệm về CPC, CPM và RPM. Vậy 3 khái niệm này có gì khác biệt?
-
Như đã nhắc đến ở trên, RPM thể hiện doanh thu mà bạn nhận được mỗi một nghìn lần hiển thị. RPM là con số thường được sử dụng trong các chương trình quảng cáo và bạn có thể thấy hữu ích khi so sánh doanh thu trong các kênh khác nhau. Thông thường, RPM càng cao thì càng tốt, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người sử dụng quảng cáo Google Adsense thì RPM cao quá sẽ dễ bị Google soi tính hợp lệ của mỗi thu nhập, mỗi lượt click và nếu bạn chỉ cần vi phạm nhỏ có thể sẽ bị banned tài khoản.
-
CPC là viết tắt của Cost Per Click, là số tiền trung bình của mỗi lần click lên quảng cáo. Giá tiền này phụ thuộc nhiều vào chủ đề và nội dung mà bạn tạo, có những lĩnh vực ngách nhưng chỉ số CPC cực cao, có những thị trường rộng và độ cạnh tranh khốc liệt có khi lại có chỉ số này thấp, ngoài ra nó còn tuỳ vào địa lý, ví dụ như ở Việt Nam thì trung bình mỗi lượt click là $0.03 và có khi còn thấp hơn thế nhiều.
-
CPM là viết tắt của “cost per 1000 impressions”, nghĩa là giá mỗi 1000 lần hiển thị. Giá của CPM thường cực thấp và không mang lại nhiều giá trị, và nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ.
Ý nghĩa của PRM (vòng tua) trên xe máy?
Trên một vài hãng xe máy, nổi bật nhất là Exciter 150, nếu để ý các bạn sẽ thấy trên đồng hồ của xe xuất hiện một điểm mới chính là vòng đo tua máy, hay còn gọi là đồng hồ tua, đơn vị là RPM (“Revolutions-Per-Minounds-Per-Minute”) chỉ số vòng quay mỗi phút của động cơ xe. Đồng hồ tua dùng để chỉ số vòng quay mỗi phút của động cơ.
Ví dụ đang chạy xe mà nó chỉ tới con số 5 có nghĩa là động cơ đang quay với tốc độ 5.000 vòng trên phút (hay 5.000 RPM). Số RPM càng cao thì xe chạy càng nhanh hoặc là càng bốc. Số RPM tối đa của mỗi xe máy có thể là 10.000, 12.000 hoặc thậm chí là 14.000 RPM. Tuy nhiên, các xe ở Việt Nam thường không đạt được tới mức đó vì đã bị nhà sản xuất hãm tua ngay từ trong nhà máy để đảm bảo vấn đề an toàn và nhiều vấn đề khác. Ví dụ như Exciter 150 có RPM cao nhất là 12.000 RPM nhưng chắc chắn nếu là xe zin thì bạn chỉ có thể kéo lên tối đa là 10.000 RPM mà thôi vì nó bị giới hạn ở mức đó (chạm mức đỏ Red-Line). Đó là lý do nhiều người đi gắn IC độ để phá bỏ giới hạn hãm tua này, kéo nó lên tới mức tối đa.
Vậy RPM (vòng tua) có ý nghĩa như thế nào trên xe máy?
-
Vòng tua chính là vòng quay của động cơ, khi động cơ quay càng nhanh, tức vòng tua cao, thì nó sẽ sản sinh ra nhiều lực hơn, giúp xe chạy nhanh hơn hoặc bốc hơn.
-
Một ví dụ đơn giản chính là việc khi bạn chạy xe ở số 1, vòng tua gần như là cao nhất bởi khi đó xe cần có một lực kéo lớn để khởi động hoặc đề ga từ 0 km/h. Vòng tua sẽ giảm xuống khi bạn chuyển sang các số cao hơn như 2, 3, 4 bởi lúc này xe của bạn đã có trớn, có thể chạy tiếp mà không cần nhiều lực kép nữa.
-
Vòng tua càng thấp thì máy càng êm và ngược lại, vòng tua càng cao thì máy càng gầm (bởi khi đó động cơ quay quá nhanh).
-
Tốc độ và lực kép tăng theo RPM nhưng không tỷ lệ thuận với nó. Đối với dải RPM của một chiếc xe máy, sẽ có một thời điểm mà tại đó vận tốc có thể đạt mức cao nhất và một thời thời điểm mà tại đó momen xoắn đạt mức đỉnh điểm. Ví dụ như Exciter 150 có thông số 15.4 PS @ 8,500 vòng/phút, nghĩa là công suất cực đại (vận tốc tối đa) của xe sẽ đạt được là 15,4 PS tại vòng tua máy 8.500 RPM, mặc dù vòng tua tối đa của xe lên tới 14.000 RPM. Vượt qua mức này thì công suất sẽ bắt đầu giảm xuống mặc dù RPM vẫn còn tiếp tục tăng. Hay Momen xoắn 13,8 Nm @ 7.000 vòng/phút, nghĩa là xe sẽ có lực kéo lớn nhất tại vòng tua 7.000 RPM, lớn hơn 7.000 RPM thì lực kéo sẽ bắt đầu giảm.
Tác dụng của RPM là gì?
Một trong những công dụng cực kỳ có ích chính là nhìn vào số vòng tua ta có thể phát hiện được rằng liệu xe có đang gặp vấn đề hay không. Giả sử hàng ngày xe chạy ổn định ở 5.000 RPM nhưng hôm nay đột nhiên xe lại chạy ở mức 4.000 RPM hoặc thấp hơn mặc dù cùng cấp số cùng tốc độ, thì lúc đó rất có thể xe của bạn đã gặp những vấn đề liên quan đến xăng gió, garanty,…
Không chỉ vậy, nhìn vào RPM, bạn còn có thể nắm được cách sang số mượt và đúng thời điểm sao cho xe đạt được vận tốc cao nhất. Đối với những tay lái chuyên nghiệp, họ thường sang số tại thời điểm xe đạt momen xoắn cao nhất để xe đạt được tốc độ cao tuyệt đối. Ví dụ như Exciter 150 xoắn cao nhất ở mức 7.000 RPM thì khi đồng hồ tua nhảy tới 7.000 bạn nên sang số cao hơn. Lúc đó xe sẽ tăng tốc một cách hiệu quả hơn bởi xe nhận được lực đẩy lớn nhất từ động cơ. Nếu sang số một cách ngẫu nhiên thì xe sẽ chạy ì ạch, không thể đạt được vận tốc cao nhất được.