QC là gì? Công việc và các kỹ năng cần thiết của QC

Trong thị trường tuyển dụng hiện nay, đang cần nguồn nhân lực tương đối cố định đối với QC. Nhưng QC là gì, không phải ai cũng biết, vậy làm sao để dịnh hướng con đường trở thành một QC tương lai. Hãy cùng Wikihoidap tìm hiểu trong bài viết dưới đây qua các chủ đề, QC là gì? Các kỹ năng cần có của QC?

QC là gì?

Quality Control (Engineer) là Kỹ sư Quản lý chất lượng. Đây là những người trực tiếp làm kiểm tra cho các sản phẩm thực tế từng công đoạn của sản xuất bao gồm như:

  • Lập kế hoạch kiểm tra.
  • Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
  • Lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
  • Lập các báo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.
  • Kênh thông tin với giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm.

Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố chính đầu vào, có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đầu ra có chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng. Yếu tố thiết bị và công nghệ là các yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm. Yếu tố con người ở đây bao gồm toàn bộ nguồn nhân lực trong một tổ chức từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng. Tuy nhiên ở đây người ta nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo và trưởng các phòng, ban, bộ phận, những người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Công việc của QC

Lập kế hoạch chất lượng

Quá trình này còn gọi là xây dựng khung chuẩn để đánh giá. Muốn quản lý chất lượng thì phải xây dựng được toàn bộ các quy trình theo chuẩn, nếu chỉ có một phần theo chuẩn thì chỉ gọi là tiếp cận quản lý chất lượng.

Kiểm soát chất lượng (Quality control - QC)

* Kiểm soát con người:

- Được đào tạo.

- Có kỹ năng thực hiện.

- Được thông tin về nhiệm vụ được giao.

- Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết.

- Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc.

* Kiểm soát phương pháp và quá trình, bao gồm:

- Lập quy trình sản xuất, phương pháp thao tác, vận hành;

- Theo dõi và kiểm soát quá trình.

* Kiểm soát đầu vào:

- Người cung cấp phải được lựa chọn.

- Dữ liệu mua hàng đầy đủ.

- Sản phẩm nhập vào phải được kiểm soát.

* Kiểm soát thiết bị. Thiết bị phải:

- Phù hợp với yêu cầu.

- Được bảo dưỡng.

* Kiểm soát môi trường:

- Môi trường thao tác (ánh sáng, nhiệt độ).

- Điều kiện an toàn.

Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

Tập trung vào việc ngăn ngừa khiếm khuyết. Đảm bảo chất lượng đảm bảo rằng các tiếp cận, kỹ thuật, phương pháp và quy trình được thiết kế cho các dự án được thực hiện một cách chính xác. Các hoạt động đảm bảo chất lượng theo dõi và xác minh rằng các quá trình quản lý và phát triền phần mềm được tuân thủ và có hiệu lực.

Cải tiến chất lượng

Trong một quá trình sản xuất, chi phí do lãng phí thường chiếm một lượng đáng kể trong chi phí sản xuất. Cải tiến chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lãng phí.

Vấn đề chất lượng bao gồm 2 lọai:

  • Vấn đề chất lượng cấp tính.
  • Vấn đề chất lượng mạn tính.

Các kỹ năng cần thiết của QC cần có

Kỹ năng giám sát

Như đã trình bày ở trên, QC đóng vai trò rất quan trọng trong công tác sản xuất sản phẩm vì họ sẽ là người trực tiếp kiểm tra từng giai đoạn của công trình sản xuất. Bạn phải phát hiện ra những điểm chưa hoàn thiện, các lỗi trên sản phẩm để đưa ra sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất. Bô phận QC phải đảm bảo sản phẩm phải được kiểm soát 100% tại tất cả các công đoạn.

Kỹ năng quản lý

Đây là một kỹ năng cần thiết cho tất cả các ngành nghề, không riêng gì nghề QC. Kỹ năng quản lý được thể ở việc quản lý các nhân viên bên dưới và cả quản lý bản thân.

Một người quản lý giỏi phải biết được năng lực của cấp dưới, phân phối nhân viên làm các công việc phù hợp với thế mạnh của họ, đôn đốc nhân viên hoàn thành công việc đúng tiến độ. Nếu bạn có kỹ năng quản lý tốt thì bạn có thể hoàn thành đúng hạn khối lượng công việc được giao và tăng tính gắn kết trong nhóm.

Kỹ năng xử lý sự cố nhanh chóng

Trong quá trình sản xuất, đôi khi sẽ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những khi xảy ra các sự cố ngoài ý muốn, như nguyên vật liệu bị hỏng, quy trình sản xuất có lỗi... thì nhân viên QC phải nhanh chóng đưa ra cách xử lý để giảm thiểu tối đa các thiệt hại có thể gây ra.

Vậy là thông qua bài viết, ta có cái nhìn tổng quan về QC, bây giờ bạn đọc có thể mường tượng về công việc này và định hướng tương lai. Chúc các bạn thành công!