Rsi là gì, cách sử dụng RSI hiệu quả nhất

Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để trading, nhưng chung quy lại cũng chỉ nhằm xác định một số yếu tố căn bản, trong đó theo mình quan trọng nhất là: xu hướng và lực mua – lực bán. Do đó, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một chỉ báo mang tính bổ trợ mà bạn có thể vận dụng hiệu quả để thực hiện cả hai mục đích trên, đó là RSI (Relative Strength Index). Vậy RSI là gì? Đường RSI là gì và cách sử dụng RSI hiệu quả nhất như thế nào? Cùng wikihoidap.org tìm hiểu nhé

Rsi là gì, cách sử dụng RSI hiệu quả nhất

RSI Indicator là gì? Chỉ số rsi là gì?

RSI là viết tắt của Relative Strength Index có thể dịch là chỉ số sức mạnh tương quan. Chỉ số này so sánh mức độ lớn của các phiên tăng và các phiên giảm trong một khoảng thời gian nhất định từ đó thấy được tốc độ và sự thay đổi của giá tài sản. Chỉ số RSI được sử dụng trước tiên để xác định việc mua quá mức và bán quá mức của tài sản trên thị trường.

Tác giả chỉ số này là J. Welles Wilder. Chỉ số RSI đo lường tốc độ và sự thay đổi trong xu hướng giá. RSI có giá trị từ 0 đến 100. Nếu chỉ số vượt trên 70 thì gọi là Quá mua. Nếu chỉ số xuống thấp hơn 30 thì gọi là quá bán. Chỉ số này cũng hữu ích khi tìm thấy sự phân kỳ, khi chỉ số vượt qua đường trung bình, khi tạo đáy hoặc đỉnh. RSI cũng có thể được dùng để đánh giá xu hướng. Nhìn chung, đây là một chỉ số rất quan trọng và rất phổ biến thường được mọi người sử dụng trong phân tích kỹ thuật để nhận định dự báo thị trường, giá cả hàng hóa và cổ phiếu.

RSI Indicator là gì? Chỉ số rsi là gì?

Đặc điểm của chỉ số RSI là gì?

Để sử dụng có hiệu quả công cụ này, các bạn cần nắm vững một số đặc điểm của nó như sau:

  • RSI giao động từ 0 – 100
  • RSI có giá trị lớn hơn 70 là tín hiệu quá bán.
  • RSI có giá trị nhỏ hơn 30 là tín hiệu quá mua.

Để hiểu đơn giản, bạn có thể tưởng tượng: Khi bạn làm việc 16 – 20/24 tiếng mỗi ngày, có nghĩa bạn đang bị quá tải làm việc, và cơ thể sẽ gào thét yêu cầu bạn nghỉ ngơi, dù bạn có muốn hay không. Ngược lại, khi bạn chỉ chăm chăm giải trí suốt ngày ngoài thời gian ngủ, deadline công việc, bài kiểm tra… sẽ ép bạn phải ngồi vào bàn làm việc. Như vậy, khi bạn làm việc quá nhiều, bạn cần nghỉ ngơi, ngược lại, bạn nghỉ ngơi quá nhiều, bạn cũng phải cần làm việc trở lại.

Quá bán/quá mua ở đây được hiểu tương tự như vậy.

Cách tính RSI theo công thức:

RSI=100-[100/(1+RS)]
RS= tổng tăng/tổng giảm hoặc RS=trung bình tăng/trung bình giảm
RSI thường được tính dựa vào 14 ngày gần nhất và dùng giá đóng cửa để tính

Đó là công thức tính RSI, RSI chỉ tính được khi có dữ liệu từ 14 ngày trở lên. Ở đây chúng tôi không đưa ra ví dụ cụ thể về cách tính vì điều này thật sự không cần thiết. Các phần mềm phân tích chứng khoán cũng như các trang web cung cấp đồ thị chứng khoán đều có sẳn dữ liệu này, tất cả đều được tính sẳn và vẽ ra trên đồ thị, chúng ta chỉ việc phân tích thôi.

Tín hiệu phân kỳ của RSI:

Khi RSI phát tín hiệu phân kỳ thì nhiều khả năng đảo chiều sẽ xảy ra. Lưu ý đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều, không phải là tín hiệu đảo chiều.

Phân kỳ đảo chiều để giảm tức là giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng RSI đỉnh sau lại thấp hơn đỉnh trước, đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều. Chúng ta tham khảo thêm các công cụ khác để xác nhận mức độ nguy hiểm của tín hiệu này.

Phân kỳ đảo chiều để tăng tức là giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng RSI đáy sau lại cao hơn đáy trước, đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều. Chúng ta tham khảo thêm các công cụ khác để xác nhận mức độ khả năng đảo chiều của tín hiệu này.

Tín hiệu phân kỳ của RSI:

Tín hiệu đổi xu hướng:

Khi RSI giảm từ trên vượt qua thấp hơn 50 thì chúng ta có thể lưu ý rằng xu hướng tăng có thể đã đổi hoặc sắp đổi thành xu hướng giảm. Chúng ta nên cẩn trọng tránh mua vào thêm nữa và cần kết hợp với các công cụ khác để xác nhận có phải là đảo chiều thành xu hướng giảm chưa.
Khi RSI tăng từ dưới vượt qua cao hơn 50 thì chúng ta có thể nghi ngờ rằng xu hướng giảm có thể đã kết thúc và chúng ta đang ở xu hướng tăng. Chúng ta xem xét thêm các công cụ khác xem có phải chúng ta đã hay sắp bước vào xu hướng tăng chưa.
Khi RSI loanh quanh vùng 50 thì giá đang ở xu hướng đi ngang hay còn gọi là sideways.

Đỉnh RSI và đáy RSI

Khi RSI tạo đỉnh hoặc tạo đáy trên đồ thị RSI thì đây là tín hiệu đảo chiều trên đường giá, đây cũng là tín hiệu đỉnh hoặc đáy của đường giá. Chúng ta có thể lưu ý đỉnh đáy của RSI trên đồ thị

Cách sử dụng RSI hiệu quả nhất

Để sử dụng chỉ báo RSI một cách hiệu quả nhất thì bạn chỉ nên ứng dụng nó trong việc xác định các dấu hiệu phân kỳ. Tìm dấu hiệu phân kỹ giữa chỉ báo RSI và đường giá để tìm ra khu vực có khả năng giá đảo chiều. Kết hợp dấu hiệu phân kỳ với một vài chỉ báo, mô hình phân tích kỹ thuật và các dấu hiệu khác để quyết định điểm bắt đáy/đỉnh.

Tóm lại, đường RSI là công cụ rất phổ biến và được nhiều người dùng hơn các công cụ khác vì RSI nói lên được nhiều điều về tình hình hiện tại của đồ thị. Nhưng dự báo do RSI đưa ra cần được các tín hiệu khác đồng xác nhận thì mới có thể vững chắc. Nếu không được các tín hiệu khác đồng xác nhận thì dựa báo đó của RSI có thể bỏ qua và không đáng tin.

 

Một nhà phân tích thị trường có thể “sống tốt” nhờ nắm vững cách thức hoạt động của đồ thị hình nến cùng các mức cản trở và hỗ trợ – nhưng chắc chắn ai cũng muốn có thêm cho mình một “át chủ bài” để đề phòng trường hợp đặc biệt, cụ thể ở đây là Chỉ báo sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI), một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản được ưa dùng nhất. Vậy RSI là gì và cách sử dụng ra sao?

RSI là gì?

RSI (Relative Strength Indicator – chỉ báo Sức mạnh tương đối) là chỉ báo được phát triển bởi Welles Wilder để đánh giá sức mạnh hoặc ngược lại sự suy yếu của xu hướng, đo lường tốc độ thay đổi giá bằng việc so sánh tăng tính tiêu cực và tích cực trên nền tảng cơ.

RSI là gì?

Tìm RSI ở đâu trên phần mềm Metatrader 4

Phần mềm giao dịch Forex phổ biến Metatrader 4 có cung cấp chỉ báo RSI trong số các công cụ có sẵn. Điều này có nghĩa khi Trader cài đặt MetaTrader 4 để giao dịch, Trader hoàn toàn có thể mở RSI lên để sử dụng ngay mà không cần cài đặt gì thêm

Để mở RSI trên Metatrader 4, bạn cần mở Navigator (bấm Ctrl N hoặc bấm vào nút như trong hình bên dưới) > Chỉ số > Động lượng > Relative Strength Index. Sau đó bấm 2 lần hoặc kéo thả Relative Strength Index và biểu đồ của bạn để mở.

Tại hộp hội thoại mở lên, bạn chỉ cần bấm OK nếu muốn giữ nguyên mặc định của hệ thống. Bạn chỉ nên điều chỉnh sau khi đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng

Tìm RSI ở đâu trên phần mềm Metatrader 4

Cách sử dụng RSI hiệu quả

Chỉ số RSI cho phép xác định tình hình mua lại và bán lại, tuy nhiên, chỉ báo nên được sử dụng cùng với các phân tích chung của xu hướng:

  • Nếu chỉ báo tăng trên 70 cho thấy, khả năng mua lại;
  • Nếu chỉ báo giảm dưới 30 cho thấy, khả năng bán lại.
  • Chỉ báo thoát khỏi vùng mua lại/bán lại có thể là dấu hiểu bắt đầu điều chỉnh hoặc đảo chiều:
  • Việc giao nhau từ trên xuống dưới của các vùng mua lại là dấu hiệu bán;
  • Việc giao nhau từ dưới lên trên của các vùng bán lại là dấu hiệu của việc mua.
  • Các mô hình giống/khác nhau có thể là dấu suy yếu của xu hướng:
  • Về sự suy yếu của xu hướng tăng cho thấy, nếu việc tăng giá đến mức tối đa tiếp theo không hỗ trợ sự chuyển biến chỉ báo;
  • Về sự suy yếu của xu hướng giảm cho thấy, nếu việc giảm giá đến mức thấp nhất tiếp theo không có hỗ trợ của sự chuyển biến chỉ báo.

RSI phân kỳ

Giá thường tăng lại nhanh sau một lần sụt giảm nghiêm trọng, kiểu hình này được biết đến với tên gọi “oversold bounce”. Sử dụng RSI để canh thời gian vào thị trường lúc đang có oversold bounce là một trong những cách hữu hiệu nhất để kiếm lời trong một phiên giao dịch ngày.

Đừng mất công đợi RSI tiến đến 0 hay là 100 – vì điều đó gần như chẳng bao giờ xảy ra. Thường thì 15 và 85 đã là hai cực trên đồ thị RSI rồi.

Bên cạnh các điểm số RSI 30 và 70 – cho thấy tình trạng có thể quá bán và quá mua trên thị trường – các nhà đầu tư cũng tận dụng RSI để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc sử dụng các phân kỳ dương và âm.

RSI phân kỳ

Phân kỳ dương là tình trạng biến động giữa giá và RSI đi theo hai chiều ngược nhau. Trong tình trạng này, RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ “dương” và chỉ báo rằng đà đang mạnh lên bất chấp xu hướng giảm giá. Còn phân kỳ âm thì ngược lại, có thể chỉ báo rằng mặc dù giá tăng, thị trường đang mất đà. Do đó, RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá tài sản tăng và tạo đỉnh cao.

Thế nhưng, hãy chú ý rằng phân kỳ RSI không đáng tin cậy khi thị trường có các xu hướng mạnh. Điều này có nghĩa là lúc thị trường có xu hướng giảm mạnh vẫn có thể xuất hiện nhiều phân kỳ dương trước khi chạm đáy thực. Vậy nên, các phân kỳ RSI sẽ phù hợp hơn với các thị trường ít biến động (có các chuyển động đi ngang hoặc các xu hướng không rõ ràng).

Divergence (phân kỳ) là khái niệm dùng để chỉ việc RSI di chuyển theo hướng trái ngược với biến động thực tế của giá.

Bullish divergence (phân kỳ tăng giá) diễn ra khi RSI lập đáy mới cao hơn còn giá thì lập đáy mới thấp hơn. Tín hiệu này thường cho thấy giá sắp tăng vọt trở lại.

Bearish divergence (phân kỳ rớt giá) diễn ra khi RSI lập đỉnh mới thấp hơn trong khi giá lập đỉnh mới cao hơn, cho thấy lực mua vào đã đạt đến đỉnh điểm và sắp sửa đổ sập.