Hospitality là gì? Tìm hiểu tiềm năng của ngành hospitality trong tương lai

Hospitality là gì? Tìm hiểu tiềm năng của ngành hospitality trong tương lai. Cụm từ “Hospitality” từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là với các bạn trẻ Việt Nam. Trong thời kỳ năng động, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, ngành nghề Hospitality là không thể thiếu. Vậy, ngành hospitality là gì và tiềm năng của nó như thế nào ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nhé

Hospitality là gì? Tìm hiểu tiềm năng của ngành hospitality trong tương lai

Hospitality là gì?

Trong từ điển, hospitality nghĩa là sự hiếu khách, thân thiện chào đón khách hoặc người lạ. Hospitality cũng có thể hiểu là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà. Như vậy, Hospitality là một ngành liên quan đến dịch vụ khách hàng và là một trong những ngành năng động nhất thế giới.

Ngành Hospitality trên thế giới được biết đến bao gồm từ Du lịch, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, tổ chức nhà hàng, Hàng không, … Tuy nhiên ở Việt Nam, khi nhắc đến Hospitality được hiểu là ngành Nhà hàng - khách sạn. Bạn có thể hiểu đơn giản, nó bao gồm tất cả các đó hoạt động chào đón khách, cung cấp các nhu cầu khách cần và đưa tiễn khách hàng ra về trong sự hài lòng.

Kinh tế và ngành Hospitality có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Nói như vậy có nghĩa là kinh tế có phát triển mạnh mẽ thì ngành Hospitality mới phát triển được và ngược lại. 2 yếu tố này có mối quan hệ như vậy bởi lẽ thị trường có sôi động có cạnh tranh thì kinh tế mới phát triển.

Hospitality là gì?

Hospitality industry là gì?

Hiện nay, Hospitality industry được xem là một ngành công nghiệp rất sôi động và thu hút rất nhiều nhân công, Hospitality industry được mệnh danh là ngành công nghiệp hiếu khách. Hospitality industry ở Việt Nam chủ yếu là ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn tại nhiều loại hình kinh doanh như: như khách sạn, resort, homestay, nhà nghỉ bình dân, nhà hàng, quán ăn, spa, du thuyền, casino, …

Hospitality industry có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình góp phần cải thiện, xây dựng hình ảnh quốc gia, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, mở rộng thị trường kinh doanh, mở rộng mối quan hệ, được xem là vai trò cốt cán trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Hospitality industry là gì?

Hospitality management là gì?

Hospitality management hiểu đúng nghĩa gốc là quản trị ngành dịch vụ hiếu khách. Mở rộng và liên kết vào thực tiễn, hospitality management là ngành học đang rất phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bao gồm tất cả các lĩnh vực nhỏ có liên quan như: quản lý khách sạn, nhà hàng, quản lý khu nghỉ dưỡng, quản lý hội nghị, …

Xem thêm: COO là gì ?

Hospitality management là gì?

Tiềm năng của ngành Hospitality?

Học ngành Hospitality có dễ xin việc không? Tiềm năng và xu hướng nghề nghiệp trong tương lai có hướng đến ngành hospitality nhiều hay không? Đó chắc chắn là những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi con em học ngành này. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm.

Sau đây sẽ là lời giải đáp. Hospitality trong những năm gần đây được xem là một ngành học vô cùng năng động và giàu tiềm năng tìm kiếm cơ hội việc làm. Với sự phát triển, mở rộng của các khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn ở hiện tại và tương lai. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm. Chỉ cần là những nơi có khách hàng thì bạn hoàn toàn có thể tìm được việc làm phù hợp.

Sau khi tốt nghiệp ngành này, một số công việc có thể kể đến như:

Dịch vụ khách sạn và nhà hàng: từ các chuỗi khách sạn 5 sao sang trọng đến các resort thơ mộng hay các khách sạn, nhà nghỉ bình dân; hay từ các chuỗi nhà hàng quốc tế đến nhà hàng địa phương hay các nhà hàng theo chủ đề, …

  • Ngành công nghiệp, chế biến thực phẩm
  • Báo chí, truyền thông
  • Các dịch vụ spa chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.
  • Các trung tâm hội nghị, triển lãm
  • Các hãng hàng không
  • Các đội du thuyền
  • Quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí
  • Các công ty, trung tâm tổ chức sự kiện và cung cấp suất ăn
  • Giáo dục: giảng viên, cố vấn dạy học trong ngành Hospitality
  • Điều hành và quản lý du lịch
  • Các ngành nghề không liên quan như ngân hàng, công nghệ, ... (tại bộ phận dịch vụ khách hàng và tổ chức sự kiện)

Nói tóm lại, nơi nào có bộ phận dịch vụ khách hàng, nơi đó cần đến những nhân viên đã tốt nghiệp ngành Hospitality.

Là một trong những ngành nghề năng động với tốc độ phát triển đến chóng mặt, Hospitality từ lâu đã được xem là đích ngắm của nhiều bạn trẻ hiện nay. Nhưng ở Việt Nam, khái niệm này chỉ vừa xuất hiện rõ ràng hơn trong một vài năm trở lại đây. Để có cái nhìn chân thật hơn về ngành công nghiệp đầy tiềm năng này thì bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Bạn hiểu thế nào về cụm từ “Hospitality” ?

Theo từ điển Oxford, Hospitality có nghĩa là “The friendly and generous reception and entertainment of guests, visitors, or stranger” ( tạm dịch là: sự chào đón, tiếp đãi thân thiện và hào phóng cho những vị khách, dân du dịch hoặc người lạ ). Điều này khá giống với khái niệm về ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn nên khá nhiều người lầm tưởng Hospitality chỉ bao gồm các lĩnh vực trên. Nhưng thực chất, Hospitality lại hoạt động trên mọi lĩnh vực với ý nghĩa là “dịch vụ khách hàng” trở thành phương tiện kết nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với khách hàng.

Bạn hiểu thế nào về cụm từ “Hospitality” ?

Nhắc đến khái niệm về Hospitality là mọi người thường nghĩ ngay đến Hospitality Management hay được gọi là ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn. Bất kỳ mọi hoạt động nào của cá nhân hay tập thể đều chịu sự quyết định của người quản lý. Và các mô hình như khách sạn, nhà hàng cũng không ngoại lệ khi có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, khoa học gắn kết giữa các bộ phận khác nhau nhằm mang lại chất lượng cao nhất đến khách hàng. Muốn các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau thì người quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và đó chính là lí do Management ra đời để đào tạo ra những nhà quản lý tương lai.

Ngoài ra, Hospitality Management còn là ngành học đang rất phổ biến trên thế giới để rèn luyện các kỹ năng mềm cấn thiết cho công việc tuyển dụng sau này.

Có thể kể đến một số chuyên ngành nhỏ liên quan đến đào tạo chuyên sâu ngành Hospitality Management là:

  • Quản lý khách sạn
  • Quản lý sự kiện
  • Quản lý nhà hàng
  • Quản lý khu nghỉ dưỡng
  • Quản lý hội nghị

Vai trò và tầm quan trọng của ngành Hospitality trong tương lai

Ai cũng biết đến câu nói “ Khách hàng là thượng đế ”. Để mang lại sự hài lòng tốt nhất đến khách hàng trong lĩnh vực này đều có một quy chuẩn nhất định. Và để hiểu rõ hơn điều đó thì trước hết phải kể đến vai trò cũng như tầm quan trọng của nó được xem như nền tảng cho mọi sự khởi đầu. Điều này được thể hiện cụ thể qua 4 yếu tố sau:

  •  Trực tiếp ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
  •  Góp phần cải thiện hình ảnh quốc gia.
  •  Thu hút khách du lịch và thị trường kinh doanh.
  •  Giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Vai trò và tầm quan trọng của ngành Hospitality trong tương lai

Để làm việc trong ngành Hospitality cần những tố chất gì?

Mặc dù đây là môi trường rất cởi mở, thân thiện nhưng cũng là ngành đòi hỏi chuyên môn và năng lực của chúng ta rất cao. Trong thời buổi cạnh tranh về việc làm thì mọi công việc đều trở nên quý giá và nếu bạn muốn thử sức trong lĩnh vực đầy tiềm năng này để phát triển bản thân thì cần có các tố chất như sau:

  •  Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực.
  •  Là người hoạt động tích cực, năng động và tự tin.
  •  Sở hữu các kỹ năng mềm vận dụng linh hoạt trong mọi tình huống.
  •  Ngoại ngữ là kỹ năng cơ bản không thể thiếu.

Để làm việc trong ngành Hospitality cần những tố chất gì?

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Hospitality hiện nay

Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ đều phát triển với tốc độ vượt bậc. Để bắt kịp xu thế đó thì ngành dịch vụ cũng được mở rộng được xem là mảnh đất lý tưởng mở ra rất nhiều cơ hội việc làm đầy hứa hẹn. Có thể kể đến những lĩnh vực dưới đây:

  • Nhà hàng (Food & Beverage Management)
  • Lưu trú (Lodging Management)
  • Du lịch, lữ hành (Travel & Tourism Management)
  • Phụ trách nhận sự (Human Resource Management)
  • Sòng bạc (Casino Managemnet)

Với quy mô hiện có, Hospitality được coi là ngành công nghiệp triệu đô, đóng vai trò then thốt của nhiều quốc gia. Nếu bạn là người đam mê với lĩnh vực này thì hãy mạnh dạn theo đuổi, biết đâu một ngày nào đó thành công sẽ đến với bạn vô cùng tình cờ và tự nhiên khi có cơ hội trải nhiệm những điều thú vị mà chỉ ở môi trường nơi đây mới có.