Quảng cáo Google Display Network (GDN) là gì? Có lợi thế nào

Có thể nói, Google là một trong những công cụ vô cùng hữu ích bởi nó không chỉ đơn thuần cho phép bạn tìm kiếm thông tin, lướt web,... mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến thu hút khách hàng, quảng bá và tuyên truyền hình ảnh của các mặt hàng sản phẩm. Bên cạnh Google Adwords, Google Display Network cũng là một trong những công cụ giúp mở rộng phạm vi và nâng cao sức ảnh hưởng của doanh nghiệp rất tốt. Vậy quảng cáo GDN là gì và nó có lợi như thế nào.

quảng cáo GDN là gì

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Quảng cáo Google Display Network (GDN) là gì? Có lợi thế nào trong bài viết dưới đây.

Quảng cáo GDN là gì?

GDN là viết tắt của Google Display Network, là phương thức quảng cáo cho phép bạn sử dụng văn bản hay hình ảnh (banner) để tiếp cận người dùng trên các trang web, trang báo nhằm mức phổ biến của mặt hàng đang quảng bá và đưa chúng đến gần hơn, rộng rãi hơn với người dùng. Giải pháp quảng cáo này giúp bạn quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình trên nhiều website khác nhau được đăng ký với Google như Youtube, Zing, Gmail, Blogger, Vnexpress, dân trí, tuổi trẻ…

Khi sử dụng quảng cáo trên google display, bạn có thể chủ động chọn xuất hiện trên nhiều chủ đề cụ thể khác nhau như: kinh tế, tin tức, thể thao, ô tô, dịch vụ, giải trí, chia sẻ video,…

Quảng cáo GDN là gì?

Chạy quảng cáo GDN có lợi như thế nào?

Không phải vô cớ mà hình thức quảng cáo này lại được nhiều người lựa chọn sử dụng đến như vậy. Quảng cáo GDN đem đến cho bạn nhiều những lợi ích tuyệt vời mà không phải bất kỳ hình thức quảng cáo nào cũng có thể làm được.

  • Thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp quảng bá và xây dựng thương hiệu trên hệ thống các website phân loại theo lĩnh vực, quốc gia, ngôn ngữ,…
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng ở quy mô lớn, và đánh trúng đối tượng dựa theo sở thích, độ tuổi,...
  • Định dạng quảng cáo đa dạng
  • Thời gian setup quảng cáo cực nhanh, chỉ sau 30 phút banner quảng cáo của bạn đã được kích hoạt
  • Dễ dàng theo dõi và điều chỉnh quảng cáo, chi phí dựa theo CPC (cost per click) hoặc CPM (Cost per mile)
  • Gia tăng độ uy tín của thương hiệu

Chạy quảng cáo GDN có lợi như thế nào?

Nhược điểm của chạy quảng cáo GDN

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên thì khi lựa chọn hình thức quảng cáo này, bạn vẫn phải đối mặt với một nhược điểm nhỏ chính là, quảng cáo của bạn không được xuất hiện liên tục ở một vị trí trên trang web vào một khoảng thời gian nhất định mà sẽ xuất hiện random, nghĩa là có lúc quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trước quảng cáo của người khác, song có lúc lại xuất hiện sau.

Tuy nhiên, bằng cách tính tiền quảng cáo theo Click (CPC), google đã hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này. Với CPC, nếu quảng cáo không xuất hiện hoặc người dùng không click vô quảng cáo thì bạn không phải trả phí, tức là bạn hoàn toàn có thể hưởng quyền lợi đúng với số tiền mình bỏ ra mà không sợ hơn thiệt.

Nhược điểm của chạy quảng cáo GDN

Những lưu ý khi sử dụng hệ thống chạy quảng cáo GDN

  • Không nên gom góp nhiều hình thức vào một nhóm quảng cáo, hạn chế độ phủ, nên chia thành nhiều nhóm quảng cáo tương thích với các mục tiêu giá thầu.
  • Thiết kế banner ở kích cỡ tối ưu: 728 x 90, 300 x 250, 160 x 600. Đây là các kích thước có thể bao phủ tới 95% mạng hiển thị.
  • Hình ảnh thiết kế phải phù hợp với thông điệp và văn bản dựa trên nghiên cứu đặc điểm khách hàng.
  • Đặc biệt, banner không nên chứa quá nhiều phần nội dung văn bản, như vậy sẽ làm mất đi tính hấp dẫn.

Hy vọng với quảng cáo GDN, các marketer có thể xây dựng cho mình một hệ thống thông minh để thu hút khách hàng cũng như tăng tính tiếp cận của mặt hành sản phẩm mình đang kinh doanh.

Một trong những dịch vụ lớn nhất giúp các doanh nghiệp tổ chức muốn quảng bá thương hiệu mà do Google cung cấp là Quảng cáo Google Display Network. Ngoài Google Adwords, đây là hình thức quảng cáo được ưu tiên và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay.

Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (Google Display Network) hay còn gọi là quảng cáo banner google là một hệ thống mạng quảng cáo hiển thị banner trên các trang web thuộc chương trình đối tác Google Adsense.

Quảng cáo GDN là gì?

Trước đây, việc quảng cáo banner trên các website lớn rất phức tạp, bạn sẽ phải làm việc trực tiếp với họ và và trả phí thuê theo thời gian cố định (tuần, tháng…). Điều này sẽ càng rắc rối hơn nếu như bạn muốn đặt ở nhiều trang khác nhau. Vì vậy, GDN ra đời giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Bạn chỉ việc thiết lập quảng cáo nhắm mục tiêu đến đối tượng theo chiến dịch quảng cáo của mình, rồi tự động banner sẽ xuất hiện trên khắp danh sách các website của GDN, mà không cần phải tốn nhiều thời gian để book riêng ở các báo.

Để có thể chạy quảng cáo Google Display Network đòi hỏi bạn cần phải có:

  • Một website hoàn chỉnh.

  • Một tài khoản Google Adwords.

  • Ngân sách.

  • Bộ banner tĩnh, HTML5 nhiều kích cỡ vì quảng cáo sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống GDN.

Cách thức tính phí trong quảng cáo GDN

GDN nằm trong hệ thống quảng cáo Google Adwords của Google, với cách tính phí dựa trên việc đấu thầu vị trí quảng cáo bằng CPC và CPM. Trong đó:

CPC (cost per click):

CPC (cost per click):

Chi phí trên mỗi lượt click. Bạn sẽ chỉ phải trả phí cho Google Adwords khi có người click vào quảng cáo, mà không tính đến đến số lượt xem là bao nhiêu.

CPM (cost per 1000 impressions):

Chi phí trên mỗi nghìn lần hiển thị. Nghĩa là khi banner của bạn có 1.000 lượt xem sẽ phải trả phí cho Google Adwords một lần.

Nhắm mục tiêu trong quảng cáo GDN

Tính năng nhắm chọn của GDN sẽ giúp bạn phân phối quảng cáo của mình một cách tối ưu nhất. Quảng cáo của bạn sẽ chỉ xuất hiện ở một vài trang, chuyên mục đặc biệt liên quan mà không phải tất cả các website GDN

Nhắm mục tiêu trong quảng cáo GDN

Từ khóa: là dạng nhắm mục tiêu theo lịch sử tìm kiếm trên google của người dùng. Bạn sẽ lựa một danh sách các từ khóa phù hợp với sản phẩm, doanh nghiệp bạn, sau đó, Google sẽ tự động so khớp, và phân phối quảng cáo đến các website có nội dung tương xứng với từ khóa ấy.

Chủ đề: Lựa chọn các chủ đề sao cho vừa phù hợp với doanh nghiệp, vừa dựa vào sản phẩm và đối tượng khách hàng. Ví dụ: đối với lĩnh vực bất động sản, có thể chọn các chủ đề liên quan đến kinh tế, tài chính, chính trị,….

Đối tượng: là dạng nhắm mục tiêu theo hành vi người dùng (sở thích, hành vi nghiên cứu sản phẩm, những người trước đây đã vào trang web của bạn hoặc những đối tượng tương tự như những người đã vào trang web)

Nhân khẩu học: là nhắm mục tiêu theo độ tuổi và giới tính mang tính chất tương đối không chính xác hoàn toàn (không thể bằng facebook vì trên facebook người dùng khai báo thông tin profile của người dùng tương đối chính xác hơn nhiều)

Vị trí đặt: Lựa chọn các website mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khách hàng mục tiêu, và nghiên cứu xem họ thường truy cập ở website nào, từ đó chọn lựa ra được những website phù hợp.

Địa lý: Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động tại địa phương, hay khách hàng chủ yếu nằm ở một số vùng nhất định, thì cách thức này vô cùng thích hợp, khi bạn có thể nhắm chọn theo thành phố, tỉnh hay khoanh vùng nhỏ hơn là bán kính vài km xung quanh công ty.