XML là gì? Thuộc tính và những đặc điểm đáng lưu ý khi gặp file XML?

Không dùng để đọc và hiển thị như HTML, XML được thiết kế để lưu trữ và vận chuyển dữ liệu. Hơn thế, nó còn được thiết kế để tự mô tả. Tuy nhiên, XML cũng là một ngôn ngữ đánh dấu giống như HTML. Vậy chính xác XML là gì? và XML khác HTML ở điểm nào?

XML là gì

Để có thể tìm được lời giải đáp cho XML là gì? Thuộc tính và những đặc điểm đáng lưu ý khi gặp file XML? xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu và tham khao qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về XML nhé.

XML là gì?

XML là viết tắt của từ eXtensible Markup Language, có nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. Đây là một dạng ngôn ngữ đánh dấu, có chức năng truyền dữ liệu và mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Việc mô tả dữ liệu theo tiêu chuẩn chung XML sẽ giúp việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, ứng dụng,.. thuận tiện nhất.

XML rất hữu ích trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống vì là một tập con đơn giản có thể mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau. Mục đích chính của XML là đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các platform và các hệ thống được kết nối với mạng Internet. Chính vì vậy, XML có tác dụng rất lớn trong việc chia sẻ, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống.

XML là gì?

Đặc điểm của XML

  • Đặc điểm đầu tiên và cũng là cơ bản nhất của XML là cung cấp một phương tiện dùng văn bản (text) để mô tả thông tin và áp dụng một cấu trúc kiểu cây cho thông tin đó. Mọi thông tin đều thể hiện dưới dạng text, chen giữa là các thẻ đánh dấu (markup) với nhiệm vụ ký hiệu sự phân chia thông tin thành một cấu trúc có thứ bậc của các dữ liệu ký tự, các phần tử dùng để chứa dữ liệu, và các thuộc tính của các phần tử đó.

  • Đơn vị cơ sở của XML là các ký tự theo định nghĩa của Universal Character Set (Bộ ký tự toàn cầu). Các ký tự được kết hợp theo các tổ hợp chuỗi hợp lệ để tạo thành một tài liệu XML. Tài liệu này gồm một hoặc nhiều thực thể, mỗi thực thể thường là một phần nào đó của các ký tự thuộc tài liệu, được mã hóa dưới dạng một chuỗi các bit và lưu trữ trong một tệp văn bản (text file).

  • XML cung cấp một cơ sở cú pháp cho việc tạo lập các ngôn ngữ đánh dấu dựa XML theo yêu cầu. XML cho phép các tên dữ liệu, cấu trúc thứ bậc được phép, và ý nghĩa của các phần tử và thuộc tính có tính chất mở và có thể được định nghĩa bởi một giản đồ tùy biến được.

  • XML về cơ bản là dạng text và không hạn chế về việc nó được sử dụng như thế nào.

Đặc điểm của XML.

Ưu điểm và nhược điểm của XML

Xét về hai khía cạnh ưu và nhược thì ưu điểm của XML lại vượt trội hơn nhiều so với nhược điểm. Nhược điểm duy nhất của XML là tỷ lệ sai sót khi sử dụng XML để truyền dữ liệu khoảng từ 5-7%. Con số này tuy không quá cao, nhưng trên thực tế, người ta vẫn cần cân nhắc trước khi sử dụng nó để trao đổi thông tin.

Còn về ưu điểm thì XML được đánh giá cao bởi sự độc lập bởi XML được sử dụng để mô tả dữ liệu dưới dạng text, nên hầu hết các phần mềm hay các chương trình bình thường đều có thể đọc được chúng. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu ở định dạng văn bản thuần túy plain text với tiêu chuẩn độc lập đã giúp cung cấp cách lưu trữ, vận chuyển và chia sẻ dữ liệu độc lập với phần mềm và phần cứng.

Ngoài ra, XML còn giúp dễ dàng mở rộng hoặc nâng cấp lên các hệ điều hành mới, các ứng dụng mới hoặc các trình duyệt mới mà không làm mất dữ liệu. Với XML, dữ liệu có thể có sẵn cho tất cả các loại “máy đọc” như mọi người, máy tính, máy thoại, tin tức…

Một ưu điểm của XML nữa là ở vai trò cách sử dụng XML. XML được sử dụng với mục đích chính là trao đổi dữ liệu giữa các chương trình, các hệ thống khác nhau. Thế nên không làm tốn thời gian cho các nhà phát triển web khi phải trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống không tương thích.

Cách đọc file XML

File XML sẽ có phần mở rộng là “.xml”. Ngày nay nhờ công nghệ kỹ thuật hiện đại mà có nhiều phần mềm hữu ích giúp bạn có thể hoàn toàn đọc file XML như:

- Chỉnh sửa và biên tập file XML: XML Notepad, Altova XMLSpy Enterprise Edition…
- Chuyển đổi định dạng XML: AZ XML to PDF Converter, Total CSV Converter, Word Cleaner, PDF to XML…

Tuy nhiên, phần mềm đọc XML duy nhất hiện nay được đánh giá cao là iTaxViewer. Đây là phần mềm không thể thiếu đối với người làm dịch vụ báo cáo thuế mà đặc biệt là kế toán nó sẽ giúp doanh nghiệp đọc các tờ khai quyết toán thuế TNCN, báo cáo hóa đơn, báo cáo tài chính, tờ khai tháng, quý một cách dễ dàng.

Sự khác nhau giữa XML và HTML.

Điểm khác biệt thứ nhất là XML được thiết kế để mang thông tin dữ liệu, tập trung vào dữ liệu. Còn HTML thì được thiết kế để hiển thị dữ liệu, tập trung vào cách dữ liệu trông như thế nào.

Điểm khác biệt thứ hai là XML không được xác định trước như thẻ HTML. Các thẻ trong XML không được định nghĩa trong bất kỳ tiêu chuẩn nào nên có thể tùy biến tùy theo nhu cầu mô tả về dữ liệu thông tin của bạn. Còn HTML hoạt động với các thẻ xác định trước.

Điểm khác biệt thứ ba là XML có thể mở rộng. Hầu hết các ứng dụng XML sẽ hoạt động như mong đợi ngay cả khi dữ liệu mới được thêm vào hoặc bị loại bỏ. Bên cạnh đó, XML còn đơn giản hóa mọi thứ, đơn giản từ việc chia sẻ dữ liệu, truyền dữ liệu, các thay đổi platform cho đến đơn giản hóa tính khả dụng của dữ liệu. (Xem thêm: digital platform là gì )

Thuộc tính của XML

Các thuộc tính là các phần của các phần tử XML. Một phần tử có thể có nhiều thuộc tính duy nhất. Các thuộc tính cung cấp thêm thông tin về các phần tử XML. Một thuộc tính XML luôn luôn là một cặp name-value. XML có 3 kiểu thuộc tính đó là:

  • StringType: Nó nhận bất kỳ chuỗi hằng nào như là một giá trị. CDATA là một StringType. CDATA là dữ liệu ký tự. Nghĩa là, bất cứ chuỗi ký tự không đánh dấu nào là một phần hợp lệ của thuộc tính

  • TokenizedType: Đây là một kiểu khá phức tạp. Các ràng buộc giá trị ghi chú trong cú pháp được áp dụng sau khi giá trị thuộc tính được tiêu chuẩn hóa. Các thuộc tính kiểu TokenizedType được cung cấp như sau:
    ID: Nó được sử dụng để xác định phần tử là duy nhất
    IDREF: Nó được sử dụng để tham chiếu một ID mà đã được chỉ định cho phần tử khác
    IDREFS: Nó được sử dụng để tham chiếu tới tất cả ID của một phần tử
    ENTITY: Nó chỉ rằng thuộc tính sẽ biểu diễn một thực thể bên ngoài trong tài liệu
    ENTITIES: Nó chỉ rằng thuộc tính sẽ biểu diễn các thực thể bên ngoài trong tài liệu
    NMTOKEN: Nó là tương tự như CDATA với các sự ràng buộc về kiểu dữ liệu nào có thể là một phần của thuộc tính này
    NMTOKENS: Nó là tương tự như CDATA với các sự ràng buộc về kiểu dữ liệu nào có thể là một phần của thuộc tính này

  • EnumeratedType: Nó có một danh sách các giá trị được định nghĩa trước trong khai báo của nó. Ở bên ngoài danh sách, nó phải gán một giá trị. Có hai kiểu thuộc tính dạng EnumeratedType:
    NotationType: Nó khai báo rằng một phần tử sẽ được tham chiếu tới một NOTATION đã được khai báo ở đâu đó trong tài liệu XML
    Enumeration: Cho phép bạn định nghĩa danh sách các giá trị cụ thể mà giá trị thuộc tính phải kết nối

Thuộc tính của XML.

Các loại cơ sở dữ liệu trong XML

Có hai loại cơ sở dữ liệu XML chính đó là:

  • XML-Enabled: Loại cơ sở dữ liệu này không gì khác ngoài Extension được cung cấp để chuyển đổi tài liệu XML. Đây là cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database), ở đây dữ liệu được lưu giữ trong các bảng bao gồm các hàng và các cột. Các bảng bao gồm tập hợp các bản ghi, và mỗi bản ghi gồm các trường.

  • Native XML: Loại cơ sở dữ liệu này dựa trên Container thay cho định dạng bảng. Nó có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu và tài liệu XML. Native XML Database được truy vấn bởi biểu thức XPath.

DOM trong XML là gì?

DOM là viết tắt của từ Document Object Model, đây là nền tảng của XML. Các tài liệu XML có một cấu trúc thứ bậc của các đơn vị thông tin được gọi là node; DOM là một cách để mô tả các node của nó và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Một tài liệu DOM là một tập hợp gồm các node hoặc các phần thông tin được tổ chức trong một cấu trúc có thứ bậc. Cấu trúc này cho phép một lập trình viên điều hướng qua cấu trúc cây để tìm kiếm thông tin cụ thể. Bởi vì, nó được dựa trên một cấu trúc thông tin có thứ bậc, DOM được xem như là Tree Based.
Nói cách khác, XML DOM cũng cung cấp một API mà cho phép một lập trình viên để thêm, chỉnh sửa, di chuyển, hoặc xóa các node trong cây XML tại bất kỳ điểm nào để tạo một ứng dụng.

Editor trong XML

Editor trong XML.

XML Editor là một trình soạn thảo ngôn ngữ đánh dấu. Các tài liệu XML có thể được sửa đổi hoặc được tạo bởi sử dụng các trình soạn thảo như Notepad, Wordpad hoặc bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào. Bạn cũng có thể tìm một trình soạn thảo chuyên nghiệp hơn, có nhiều tính năng chỉnh sửa mạnh mẽ hơn, như:
- Tự động đóng các thẻ mà đã mở.
- Kiểm tra cú pháp nghiêm ngặt.
- Highlight cú pháp XML với các màu khác nhau để làm cho XML code dễ đọc hơn.
- Giúp bạn viết một XML code hợp lệ.
- Cung cấp tiến trình xác nhận các tài liệu XML tự động với DTD và Schema.

Parser phổ biến trong XML

Parser trong XML

Trình phân tích trong XML (XML Parser) là một thư việc phần mềm hoặc là một package mà cung cấp giao diện cho các ứng dụng trên Client để làm việc với các tài liệu XML. Nó kiểm tra xem định dạng thích hợp của tài liệu XML và cũng có thể xác nhận (validate) các tài liệu XML. Ngày này, các trình duyệt hiện đại có XML Parser được xây dựng sẵn. Mục tiêu của một Parser là để biến đổi XML thành một code có thể đọc.

Xem thêm: ngôn ngữ Python là gì ?

Một số Parser được sử dụng phổ biến là

- MSXML (Microsoft Core XML Services) : Đây là một tập hợp các XML Tool chuẩn từ Microsoft, bao gồm một Parser.
- System.Xml.XmlDocument : Lớp này là một phần của thư viện .NET, chứa một số lớp có liên quan trong khi làm việc với XML.
- Thư viện Java có Parser riêng: Thư viện này được thiết kế để mà bạn có thể thay thế một Parser đã có sẵn với một triển khai ngoại vi như Xerces từ Apache hoặc Saxon.
- Saxon : Saxon cung cấp các tool để phân tích, biến đổi, và truy vấn XML.
- Xerces : Xerces được triển khai trong Java và được phát triển bởi mã nguồn mở nổi tiếng là Apache Software Foundation.