Back up là gì? Back up dữ liệu như thế nào và tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu

Back up là gì? Back up dữ liệu và tầm quan trọng của nó? Back up dữ liệu là gì? Tại sao cần back up dữ liệu ? Các cách thực hiện back up dữ liệu. Đối với những người sử dụng dịch vụ VPS thì back up dữ liệu đã không còn gì xa lạ bởi tầm quan trọng của nó. Đặc biệt khi công nghệ phát triển, vấn đề hack dữ liệu càng trở nên “tinh xảo" và phát triển hơn rất nhiều. Công việc back up dữ liệu đang trở nên cấp thiết hơn rất nhiều. Vậy, cùng Wikihoidap.org back up là gì, back up dữ liệu nghĩa là gì?

Back up là gì? Back up dữ liệu và tầm quan trọng của nó

Vậy, back up là gì, back up dữ liệu nghĩa là gì? Bài viết sau đây sẽ là lời giải đáp đến bạn đọc.

Back up nghĩa là gì?

Trong tiếng anh, Back up nghĩa ủng hộ, hỗ trợ cho ai đó hoặc cũng có nghĩa là sao chép dữ liệu trên máy tính.

Ví dụ:
Please back up your data before the computer crashed ( Hãy sao lưu dữ liệu trước khi rơi máy tính)

Backup data before shutting down the computer (Sao lưu dữ liệu trước khi tắt máy tính)

Back up nghĩa là gì?

Back up dữ liệu là gì?

Bạn có thể xem Back up hay sao lưu dữ liệu là việc bạn copy lại toàn bộ đoạn, trang thông tin, dữ liệu trong máy tính, máy chủ, server, … hay bất cứ thiết bị nào có khả năng nhớ và lưu trữ của bạn và lưu trữ nó ở một hoặc nhiều thiết bị có chức năng lưu trữ khác để làm dữ liệu dự phòng. Việc này đảm bảo độ an toàn và hạn chế sự mất mát về nguồn tài nguyên dữ liệu. Tại sao lại nói như vậy, bởi khi thiết bị nhớ chính bị mất dữ liệu do trục trặc trong khi hoạt động: hỏng, hacker, sập nguồn, … thì chúng ta vẫn còn dữ liệu để restore lại.

Back up dữ liệu là gì?Xr

Vậy, tại sao cần back up dữ liệu

Chắc chắn, chúng ta đều biết, dữ liệu là tài sản vô cùng quý giá và đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân hay doanh nghiệp, đặc biệt là các dữ liệu mật, cần được bảo vệ và giữ kín. Bạn cần back up dữ liệu và tìm cách để bảo vệ thông tin của mình nếu không muốn toàn bộ dữ liệu của mình trên máy tính, điện thoại bị bốc hơi vì máy hỏng hoặc mất trộm.

Đặc biệt, các hệ thống máy chủ ngày nay của các công ty doanh nghiệp là một ví dụ điển hình cho câu trả lời vì sao chúng ta cần backup dữ liệu. Trong quá trình thực hiện vận hành lưu trữ cho toàn bộ hệ thống kinh doanh đồ sộ cho các doanh nghiệp. Các loại máy chủ là nơi tổng hợp vô số các loại dữ liệu bảo mật cực kỳ quan trọng. Việc xảy ra sự cố máy tính là điều không thể tránh khỏi, chỉ cần ổ cứng bị hư hay sập nguồn thì toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất. Lúc này, biện pháp duy nhất để cứu vãn tình thế là chúng ta phải phục hồi lại dữ liệu từ nguồn backup (sao lưu) trước đó.

Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc backup (sao lưu dữ liệu). Không chỉ các doanh nghiệp vận hành máy chủ mới cần backup mà ngay cả chúng ta, dữ liệu cá nhân trên máy tính hay điện thoại cũng rất quan trọng. Khi thực hiện backup dữ liệu, các chuyên gia bảo mật thông tin thường khuyên rằng bạn nên thực hiện với chu kỳ càng gần nhau càng tốt. Vì như vậy, sẽ giảm được nguy cơ dữ liệu bị mất.

Vậy, tại sao cần back up dữ liệu

Các cách thực hiện back up dữ liệu được sử dụng nhiều

Local back-up

Local Backup là hình thức backup cục bộ. Các này sử dụng các thiết bị nhớ rời như ổ cứng, ổ cứng di động, USB hay thậm chí là đĩa CD và DVD để lưu trữ. (Xem thêm: CPU là gì ?)

Hình thức lưu trữ dạng Local Backup có ưu điểm là chúng ta có thể thực hiện lưu trữ khá nhanh, vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, hình thức lưu trữ này cũng có nhược điểm khá lớn là độ an toàn chưa cao.

Các loại thiết bị lưu trữ bạn dùng để backup cũng có thể bị hư hỏng, nhiễm virus từ thiết bị chính lúc sao lưu nếu bạn không kiểm tra. Nhất là các loại ổ cứng rời hay USB, chúng thường xuyên gặp hư hỏng do các tác nhân bên ngoài. Nhược điểm duy nhất của việc lưu trữ local backup chính là lượng lưu trữ khá hạn chế, đây chính là nguyên nhân làm cho hình thức lưu trữ dạng Local backup không còn thông dụng nữa. Khi dung lượng từ các thiết bị lưu trữ chúng ta dành để backup đầy thì bắt buộc bạn phải mua thêm các thiết bị nhớ khác rất tốn kém.

Online back-up - xu thế lưu trữ trên internet

Điện toán đám mây ra đời, cho phép các doanh nghiệp, cá nhân để lưu trữ dữ liệu của họ và các tập tin máy tính trên Internet bằng cách sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, thay vì lưu trữ dữ liệu cục bộ trên một đĩa vật lý, ổ cứng máy tính. Ưu điểm của hình thức Online backup này chính là độ an toàn và tin cậy, bạn có thể truy cập bất kỳ nơi đâu, từ bất kỳ chiếc máy tính hay thiết bị di động nào. Điều bạn cần làm là sao lưu toàn bộ các loại dữ liệu của mình đến một nhà cung cấp uy tín như Google driver, Icloud của Apple, … miễn là có kết nối internet. Cùng với đó là khối lượng lưu trữ lớn đã giúp cho hình thức Online Backup dần dần thay thế local backup truyền thống.

Trong những trường hợp khi gặp sự cố về máy tính bạn sẽ làm gì ? Chắc hẳn sẽ nhờ đến nhân viên kỹ thuật để khắc phục và nếu lần nào cũng vậy bạn phải tốn kém một khoản chi phí nhất định cho việc này. Tại sao bạn không làm người chủ động tìm kiếm những phương pháp thay thế bằng chính những công cụ sẵn có trên máy tính. Có thể kể đến thao tác BACKUP dữ liệu được đánh giá là quan trọng, không thể thiê��u trong công việc kinh doanh. Nếu bạn còn chưa biết backup là gì thì hãy cùng nhau thảo luận trong bài viết dưới đây.

Backup là gì - Tại sao cần phải backup?

Cụm từ “ Backup ” không còn quá xa lạ nếu ai đã từng tiếp xúc với nó.Bản chất của backup hay còn được gọi là backup dữ liệu wedsite ( Data backup ) có thể hiểu là hành động sao chép/ sao lưu lại toàn bộ nội dung và các dữ liệu gốc quan trọng của một website phòng khi website gặp sự cố khi cần chuyển qua website khác. Đối với doanh nghiệp, dữ liệu của website là một quá trình xây dưng mất rất nhiều thơi gian, chi phí cho nên backup giữ một vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trong kinh doanh.

Thông thường, khi backup dữ liệu, người ta sẽ sao chép toàn bộ các thông tin, dữ liệu hiện có đến một nơi khác như ổ cứng, lưu trữ Internet và thao tác này cần phải thường xuyên cập nhật dữ liệu để tránh những sự cố ( server hỏng, máy chủ bị hack hay lỗi kỹ thuật… ) thì bạn mới bắt đầu backup dữ liệu cho website. Lúc này bạn mới nhận ra thì đã muộn và data của bạn nhiều khả năng không giữ được nữa.

Backup là gì - Tại sao cần phải backup?

Bạn thử nghĩ đến tình huống là một ngày nào đó thông tin mật của công ty bị rò rỉ ra bên ngoài thì hậu quả sẽ nghiệm trọng cỡ nào? Do vậy việc bảo mật cho tính năng backup dữ liệu cũng nên được chú trọng, quan tâm do các thông tin này luôn cần phải cung cấp đến khách hàng. Các thông tin này không cố định mà thay đổi, cập nhật thường xuyên dựa trên số lượng người dùng và lưu lượng bán hàng hàng tuần, hàng tháng… Một số dữ liệu quan trọng của website mà bạn nhất định không được đánh mất là:

  • Cơ sở dữ liệu khách hàng
  • Thông tin về các sản phẩm, dịch vụ
  • Hình ảnh, media
  • Thông tin bài viết, URL

Các dạng của Backup dữ liệu ?

Khi nói đến Backup dữ liệu thì có 3 dạng được mọi người thường xuyên sử dụng là: Full Backup, Differential Backup và Incremental Backup. Mỗi dạng đều có ưu - nhược riêng của nó nhưng đều mang được hiệu quả tối đa đến người dùng.

Xem thêm: Cluster là gì, Clustering là gì ? 

Dạng

Ưu điểm

Nhược điểm

Full Backup

  • Dễ dàng phục hồi lại dữ liệu, có thể phục hồi lại toàn bộ dữ liệu trong ngày

  • Tính an toàn cao cho dữ liệu

  • Thời gian backup phụ thuộc vào dung lượng dữ liệu.

  • Tốn dung lượng lưu trữ

  • Chi phí đầu tư cho thiết bị lưu trữ lớn

Differential Backup

  • Thời gian backup nhanh hơn

  • Tiết kiệm dung lượng lưu trữ hơn so với Full Backup

  • Tốc độ phục hồi dữ liệu nhanh hơn so với Incremental Backup

  • Cần phải sử dụng 2 bản backup để khôi phục dữ liệu:

  • 1 file Full Backup lần gần nhất

  • 1 file Differential Backup lúc cần Restore

Incremental Backup

  • Thời gian backup nhanh nhất

  • Dung lượng backup nhỏ nhất

  • Khi khôi phục dữ liệu phải có đầy đủ các bản backup

  • Thời gian Restore lâu hơn so với Differential Backup

Các dạng của Backup dữ liệu ?

Tùy từng trường hợp mà bạn nên chọn ra cho mình một giải pháp phù hợp nhất theo lời khuyên như sau:

  • Full Backup: hàng tháng
  • Differential Backup: hàng tuần
  • Incremental Backup: hàng ngày

Các trường hợp cần phải Backup - khôi phục dữ liệu

Mục đích của việc backup dữ liệu website chính là khả năng đưa các dữ liệu ban đầu hoạt động trở lại bình thường sau khi website gặp sự cố. Và vệc backup hay restore dữ liệu thường được thực hiện nhằm phòng tránh các trường hợp sau:

  • Các sự cố không mong muốn như lỗi hệ thống, chảy nổ, hư hỏng thiết bị.
  • Website bị xâm nhập một cách bất hợp pháp.
  • Do các thao tác sai của cá nhân dẫn đến ảnh hưởng hoặc tệ hơn là đánh mất hết dữ liệu.

Các cách Backup dữ liệu website cơ bản

Các cách Backup dữ liệu website cơ bản

Đa số mọi người đều biết backup dữ liệu có 2 cách thường xuyên được sử dụng là:

Backup dữ liệu thủ công:

Tuy hơi phức tạp nhưng nếu biết cách sử dụng và cận thẩn, bạn sẽ có thể tránh được những trở ngại thường gặp so với backup tự động và một lợi ích đó là có thể sử dụng đa dạng các thiết bị lưu trữ dữ liệu như máy chủ, ổ cứng hay USB.

  • Xem thêm: Raid là gì? Những thông tin bạn cần biết về raid

Backup dữ liệu website nhờ vào các công cụ, phần mềm:

Giúp bạn sao lưu dữ liệu một cách hoàn toàn tự động. Tuy nhiên để thực nhiên để thực hiện backup dữ liệu dạng này, bạn cần có đường truyền cũng như thiết bị lưu trữ dữ liệu có dung lượng tương đối lơn.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn có cái nhìn đẩy đủ và tổng quát về kiến thức backup dữ liệu đồng thời giúp ích cho bạn trong việc hoàn thành công việc một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.