Shopify là gì? Những lợi ích gì mà Shopify đem lại

Nếu như trước đây, để có một gian hàng online trên website thì bạn cần trải qua rất nhiều thủ tục cũng như công đoạn mới có thể thành công thì ngày nay, với Shopify, công việc đó đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.Từ việc chuẩn bị những nền tảng cơ bản cho đến mua tên miền, rồi việc thuê design thiết kế riêng cho thương hiệu của mình, tất cả đều được gói gọn lại trong nền tảng thương mại này. Vậy shopify là gì và nó có những lợi ích như thế nào?

shopify là gì

Vậy shopify là gì và nó có những lợi ích như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Shopify là gì?

Thời gian trước đây, bạn phải thuê lập trình từ một công ty, mua tên miền và hosting từ một công ty khác, lại phải sử dụng phần mềm quản lý bán hàng từ một công ty khác nữa, thì Shopify cho phép bạn tích hợp tất cả những điều đó lại thành một. Nói cách khác, shopify chính là một nền tảng thương mại điện tử “một cho tất cả”.

Không chỉ vậy, với Shopify, bạn còn có thể xây dựng website và tùy chỉnh một cách dễ dàng mà không cần bất cứ kỹ năng lập trình nào. Bạn có thể dễ dàng đăng và quản lý sản phẩm, cài đặt giao diện trang web, thêm nội dung, quản lý tồn kho, hệ thống thanh toán, tự động tính phí ship theo từng khu vực.

Một trong những lý do khiến Shopify nhận được nhiều yêu thích chính là việc ở Shopify có thể tích hợp SEO vào trong hệ thống. Bạn có thể dễ dàng thêm thẻ Meta title, Meta Description, ALT text cho mỗi bài viết, sản phẩm hay bộ sưu tập một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn còn có thể tích hợp Google Analytics, Search Console để tối ưu hóa SEO.

Shopify là gì?

Shopify hoạt động như thế nào?

Nếu chỉ nghe đến tên thì nhiều người sẽ nghĩ rằng nguyên lý hoạt động của Shopify chắc hẳn rất phức tạp, song thực tế thì ngược lại bởi Shopify hoạt động vô cùng đơn giản.

Tất cả những gì cần làm để cài đặt website Shopify đó là kết nối internet, thẻ VISA để trả phí sử dụng, và một thứ gì đó mà bạn muốn bán online. Sau khi đăng ký, bạn sẽ được chuyển đến giao diện Admin hết sức dễ hiểu để bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Ở cột bên trái giao diện admin sẽ là nơi bạn có thể chỉnh sửa hoặc thay đổi tất cả những gì thuộc về website và sản phẩm. Ở trong mục Online store sẽ là nơi mà bạn chỉnh sửa bài viết, menu, tên miền, và quan trọng nhất là tùy biến giao diện "Customize Theme".

Shopify hoạt động như thế nào?

Điểm mạnh của Shopify

  • Tập trung vào buôn bán: Trên Shopify có sẵn rất nhiều tính năng tập trung vào bán hàng như: Shopify POS, Sale channels (bán hàng trên Facebook, Buy Button), mã giảm giá, Abandoned checkout recovery,... Chính vì thế, Shopify được đánh giá nền tảng số một về hosted ecommerce.

  • Giá cả: Shopify có 3 gói tùy theo tính năng là $29, $70 và $299. Tùy theo mục đích sử dụng hay khả năng chi trả của bản thân mà bạn có thể chọn cho mình gói phù hợp.

  • Chợ ứng dụng: Có thể nói, shopify là một nền tảng thương mại vừa mở vừa đóng, bởi nó vừa hỗ trợ hosting cho bạn, cung cấp sẵn những tính năng mặc định để làm trang web bán hàng, vừa cho phép bạn có thể thêm các tính năng cần thiết cho shop của bạn.

  • Ngôn ngữ: Shopify hỗ trợ đa ngôn ngữ nên bạn có thể dịch  website bán hàng của mình thành tiếng Việt 100%, do đó, chỉ cần biết sơ sơ tiếng Anh là bạn đã có thể quản lý shop của mình rồi.

Điểm mạnh của Shopify

Điểm yếu của Shopify

  • Thanh toán online: Hiện tại, Shopify vẫn chưa hỗ trợ bạn thanh toán qua thẻ nội địa tại Việt Nam mà chỉ hỗ trợ thẻ thanh toán quốc tế như VISA, Mastercard, Paypal hoặc Shopify Payment ( dĩ nhiên vẫn không hỗ trợ VN ). Tuy nhiên Shopify sẽ thu một khoảng phí từ 2 –  3% nếu bạn dùng hình thức thanh toán online này.

  • Giá Apps: Đa số giá plugin tính theo hàng tháng chứ không phải mua một lần. Cái này vừa hay vừa dở, hay vì bạn được support trong suốt quá trình sử dụng, dở vì bạn phải sẽ mất tiền hàng tháng.

Những lợi ích của Shopify cho ngành thời trang

Có thể nói, Shopify chính là nền tảng phù hợp cho các cửa hàng thời trang bởi Shopify có tính linh hoạt, dễ sử dụng và cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ để có thể đặt cửa hàng thời trang của bạn trên website thương mại điện tử “quyền năng” này. Dưới đây là những lợi ích của Shopify đối với ngành thời trang mà bạn nên biết:

  • Đặt hình ảnh làm trung tâm: Shopify cung cấp một lựa chọn tuyệt vời các chủ đề chất lượng cao, bất kỳ chủ đề nào cũng sẽ là điểm khởi đầu tuyệt vời cho cửa hàng thời trang của bạn. Bạn có thể đặt hình ảnh ở ngay trung tâm cửa hàng trên Shopify, từ đó thể hiện các tính năng tốt nhất của sản phẩm thời trang mà bạn đang quảng bá. Thêm vào đó, sử dụng một trong các chủ đề của Shopify làm cơ sở sẽ cho phép bạn sở hữu được một cửa hàng online đẹp, hiện đại mà không cần chi phí phát triển đắt đỏ.

  • Đáp ứng cho mọi thiết bị của khách hàng: Đây chính là một trong những điểm thu hút mạnh mẽ nhất của Shopify bởi tất cả các chủ đề của Shopify đều đáp ứng cho mọi thiết bị. Có những trang web thương mại điện tử giới hạn về thiết bị truy cập, khiến nhiều tín đồ mua hàng khá bật tiến và cảm thấy không thoải mái. Còn với Shopify, ửa hàng thương mại điện tử này sẽ đáp ứng cho phép khách hàng mua sắm ở mọi nơi và tương tác với thương hiệu của bạn trên các thiết bị họ chọn.

  • Tìm kiếm và chọn lọc nâng cao: Là một nhà bán lẻ thời trang, sản phẩm của bạn có thể có nhiều kích cỡ, màu sắc và vật liệu khác nhau. Vì vậy, cho phép khách hàng của bạn dễ dàng lọc xuống các biến thể họ muốn là điều cần thiết. Shoptify được thiết kế đi kèm với một số tùy chọn tìm kiếm và bộ lọc tuyệt vời cho cửa hàng của bạn, giúp bạn có thể dễ dàng thiết lập tất cả các biến thể cần thiết cho sản phẩm của mình và cho phép khách hàng tìm kiếm chỉ những sản phẩm mà họ quan tâm.

  • Tích hợp với Social Media: Social Media là phương tiện, công cụ Marketing tuyệt vời cho các thương hiệu, nhất là đối với các nhãn thời trang muốn gia tăng độ phủ. Và có thể bạn chưa biết, Shopify có một số tùy chọn tuyệt vời để tích hợp liền mạch với các trang mạng truyền thông xã hội vào cửa hàng của bạn, chính vì thế, bạn có thể nhanh chóng liên kết các tài khoản xã hội của bạn với Shopify, giúp việc chia sẻ và tương tác trở nên dễ dàng với khách hàng của bạn.

Những lợi ích của Shopify cho ngành thời trang

Những loại hình bán hàng phổ biến trên Shopify

  • Dropshipping: Sử dụng Shopify để dropship là lựa chọn của một lượng lớn khách hàng. Vậy dropship diễn ra như thế nào? Họ tìm những suppliers chủ yếu ở Mỹ về quần áo, mỹ phẩm, skateboards, vapes,… Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người sử dụng phải tìm hiểu về sản phẩm kỹ càng chứ không phải là một công việc đơn giản. (Xem thêm: Dropshipping là gì )

  • Bán áo thun auto fulfillment:  Hiện nay đang có một sự dịch chuyển từ bán áo thun truyền thống của các platform như Teespring sang bán áo thun sử dụng Shopify và một platform kết nối với Shopify. Nổi tiếng nhất phải kể đến Printful, Teelaunch, CustomCat và Teezily Plus. Và họ sử dụng Shopify như một nền tảng bền vững.

  • Fulfillment by Amazon/ Private Label: Rất nhiều người khi đã trở thành một seller mạnh trên Amazon vẫn sử dụng thêm Shopify như là một kênh bán hàng phụ và kết nối với Amazon. Sau khi có order trên Shopify, hệ thống sẽ gửi đến Amazon để hoàn tất (fulfill) đơn hàng đó. Ngoài ra thì còn có nhiều người bán sản phẩm Private Label trên Shopify chủ yếu liên quan đến soap, fitness supplements, mỹ phẩm, foods,…

  • Tự bán sản phẩm của chính mình làm ra.

Những loại hình bán hàng phổ biến trên Shopify

Làm sao để thành công với Shopify?

Để thành công với Shopify, bạn cần những yếu tố sau đây:

  • Research/ phân tích sản phẩm mà bạn sẽ bán với những Tools như Google Keywords Planner, Longtail Pro,… trước khi bắt đầu.

  • Chú trọng khâu design logo, nhận diện thương hiệu, banners,… (Tham khảo: Posm là gì )

  • Build trust, tạo sự tin cậy cho khách mua hàng: Đối với những pages quan trọng của bạn như Homepage, collection, product page, cần có sự bố trí phù hợp cũng như thêm những trusted badge. Ngoài ra, cũng cần có những chính sách như Returns & Exchange, Quality Guarantee, Terms of Services,… Không chỉ vậy, bạn cũng cần build trang facebook, Instagram một thời gian dài để thu thập lượng khách hàng tiềm năng và trung thành sau này.

  • Hầu hết mọi người sẽ thoát ra khỏi website của bạn mà chưa mua hàng, do đó bạn cần chấp nhận việc không phải cứ quảng cáo một lần là bạn bán được ngay. Khi đó bạn sẽ cần sử dụng Retarget facebook ads để target những khách hàng thoát ra mà chưa mua hàng.

    Đối với khách đã điền form nhưng chưa hoàn tất thanh toán, Shopify có Abandon Cart cho phép bạn gửi email cho những khách đó để hoàn tất (nên kèm theo một mã giảm giá hoặc free shipping để khuyến khích mua hàng). Đối với những khách đã mua, bạn có thể sử dụng Receiptful để khuyến khích họ mua tiếp hoặc giới thiệu cho bạn bè. Ngoài ra Shopify còn vô số apps khác cho việc upsell và bán hàng.

  • Payments Gateway: Đây là điều khá nhiều bạn gặp phải và đau đầu với nó. Nhiều bạn cố gắng Fake SSN để sử dụng Stripe. Tuy nhiên, điều này rất rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ bởi một khi Shopify quét thì account bạn sẽ bay không hối tiếc. Cách an toàn nhất đó là sử dụng PayPal Pro Checkout với tài khoản Business (cho phép thanh toán với Visa/Credit Card). (Xem thêm: Thẻ Visa là gì )

  • Email Marketing/ Promotions: Khi thu thập được email của các khách hàng tiềm năng, bạn có thể gửi email cho họ. Ngoài ra còn có những chương trình promo mà bạn tự nghĩ ra hoặc chương trình khách hàng thân thiết mà bạn có thể áp dụng để thu hút khách hàng.

  • SEO/Mobile friendly: Website của bạn cần tối ưu hóa SEO với Meta Tags, Keywords và Pagespeed. Ngoài ra trang mobile của bạn phải thân thiện và dễ sử dụng vì ngày nay hơn 50% người dùng mua hàng qua Mobile.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Shopify. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã nắm bắt được những thông tin cần thiết về tảng thương mại này.