Wiki Văn Học

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo.…

Viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8, Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương trước cuộc đời bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật Lão Hạc đã để lại cho chúng ta bao ám ảnh về số phận của con người, đặc biệt là người nông dân trong xã hội cũ.…

Thể loại ca dao với chùm Ca dao than thân, yêu thương tĩnh nghĩa bao gồm khái niệm, đặc trưng ca dao và tóm tắt nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm giúp các em học tốt môn văn 10. Nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoidap.org nhé!…

Một bài văn muốn hay và lôi cuốn người đọc, cả về nội dung và văn phong, lúc đó chúng ta cần bổ sung các biện pháp nghệ thuật vào trong bài văn, sự kết hợp uyển chuyển, khéo léo sẽ làm bài văn của chúng ta bớt khô khan đi, dễ đi vào lòng người đọc hơn.…

Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ... Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần Giờ, U Minh... là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: Rừng vàng, biển bạc. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.…

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã có một nhận định rất sâu sắc về phong trào thơ Mới như sau: “Đời chúng ta nằm trong vòng một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Nếu như Xuân Diệu luôn đắm say với những cảm xúc thiết tha, rạo rực băn khoăn thì nhà thơ Hàn Mặc Tử lại gắn liền với sự kỳ dị, điên cuồng và trong thế giới kỳ dị điên cuồng đó người ta vẫn tìm thấy một tình yêu đến đau đớn, khắc khoải hương về cuộc đời trần thế, dẫu nó đã để lại cho ông nhiều bất hạnh, bi ai. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Hàn Mặc Tử, được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất và hay nhất của phong trào thơ Mới cũng như trong nền văn học Việt Nam hiện đại.…

Tác phẩm Ô-đi-xê ra đời vào thời kì con người Hi Lạp chuẩn bị mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Chiến tranh giữa các bộ lạc đã qua đi rồi giờ đây chỉ còn là những kí ức. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới biển cả bao la và bí hiểm đó ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Ô-đi-xê chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ Hy Lạp.…

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông là “Trường ca Mặt đường khát vọng”, được sáng tác ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình, hoà mình với cuộc đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Đoạn trích “Đất nước” nằm ở phần đầu chương V của tường ca. Chín câu thơ mở đầu đoạn trích là chín câu thơ nói lên quan niệm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.…

“Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được biết đến làlà bài báo của Vũ Khoan, lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001. Vũ Khoan là một trong những gương mặt mới nằm trong bộ phận lãnh đạp của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Với bài báo này tác giả như đã giúp ta một cái nhìn sáng suốt về nhân dân ta, về bản thân mỗi chúng ta. Có thể nói thế kỉ mới là thế kỉ hi vọng và bừng sáng đối với đất nước cũng như con người Việt Nam.…

Xuất phát từ lòng yêu nước, mong muốn góp sức mình vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước đi lên, dùng ngòi bút làm vũ khí biểu hienj cho lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu. Vũ Khoan với bài Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, đã giúp cho người đọc có được những nhận thức đúng đắn về những điểm mạnh, điểm yếu để phát triển đất nước tươi đẹp. Bố cục văn bản được chia rất rõ ràng. Mở đầu vấn đề, Vũ Khoan đã đặt vấn đề rằng những lớp thanh niên trẻ tuổi của Việt Nam cần phải nhận ra điểm mạnh điểm yếu của con người nước mình để rèn luyện thói quen tốt để bước vào một nền kinh tế mới.…

Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm "Chữ người tử tù" cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".…

Nguyễn Thi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi thời kháng chiến chống Mỹ. Truyện của Nguyễn Thi đã phản ánh khá sinh động cuộc sống của nhân dân Miền Nam dưới sự đàn áp dã man của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; đồng thời cũng làm nổi bật vẻ đẹp của con người Miền Nam trong cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù để giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, giành độc lập, tự do về cho dân tộc. Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Thi đi sâu khai thác đề tài: chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng của nhân dân Nam Bộ. Đó là những tập thể anh hùng được làm nên bởi mọi lứa tuổi. Trong đó, tầng lớp thiếu niên đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bức tranh hào hùng này như nhân vật Việt trong "Những đứa con trong gia đình" của ông.…